Vietnews.ru
Khoa học - Công nghệ

Leader - “người hùng” mới của Nga trên biển Bắc Cực

09/02/2017 (Đọc 8 phút)

Xem thêm:

Phát huy vị thế đi đầu trong công cuộc chinh phục cực Bắc của thế giới, các nhà khoa học Nga đang ấp ủ về Dự án siêu tàu phá băng “Leader” với thiết kế mang phong cách tàu vũ trụ, nhằm thay thế các tàu phá băng nguyên tử đã trở nên lỗi thời. Con tàu mới được kỳ vọng sẽ giữ cho các tuyến đường dọc bờ biển Bắc Cực được thông suốt. 
Siêu tàu “thách thức” những tảng băng
Trang Sputnik của Nga dẫn lời Phó thủ tướng Dmitry Rogozin mới đây cho biết: Nga dự kiến chế tạo một tàu phá băng hạng nặng, có thể hoạt động trong điều kiện băng phức tạp và đủ sức phá vỡ lớp băng dày đến 5m. Dự án được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Bang Krylov trụ sở tại thành phố St Petersburg ở phía tây bắc nước Nga.
“Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ có thể mở đường vào bất cứ lúc nào, bất cứ mùa nào, dù là ở nơi có điều kiện bất lợi nhất về băng đá. Leader không chỉ đảm bảo dẫn dắt an toàn cho các phương tiện hoạt động ở Bắc Cực, mà còn cho cả tàu chở khí hóa lỏng LNG lớn nhất” - ông Rogozin giải thích.
Tàu phá băng “Leader” sẽ làm việc với công suất 110MW và có khả năng cắt xuyên qua những khối băng chìm sâu tới 4m. Tàu cũng có thể cày xuyên qua những lớp băng dày 2m với tốc độ 29km/h.
Cũng theo ông Rogozin, mục đích của Dự án đóng tàu “Leader” là nhằm thay thế các tàu phá băng cũ hoạt động từ thời Xô viết.
Với thiết kế phá cách mang đậm chất tàu vũ trụ, tàu phá băng mới được cho là sẽ có khả năng cơ động nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, tàu có thể chở một lượng lớn khí đốt tự nhiên hóa lỏng lên tới 300.000 tấn qua các tuyến biển lộ phía bắc vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Các tuyến đường biển phía Bắc nằm hoàn toàn trong vùng Bắc Cực, từ biển Kara qua Siberia và đến Bering Strait. Chỉ một số khu vực không bị đóng băng trong khoảng thời gian 2 tháng/năm.
Trước đó, tháng 6-2016, Nga đã hạ thủy tàu phá băng lớn nhất từ trước đến nay mang tên “Arktika” với hy vọng duy trì việc phòng thủ quốc gia hướng Bắc Cực. Chiếc tàu phá băng hạt nhân này đã được khởi đóng từ tháng 5-2015, dự kiến hoàn thành vào năm 2017 và sẽ biên chế hoạt động chính thức vào năm 2019. Arktika có chiều dài 178m, rộng hơn 40m, có khả năng phá vỡ băng dày 3m và chìm sâu 4m.
Giám đốc điều hành của Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom, ông Sergey Kiriyenko khẳng định, việc ra mắt con tàu Arktika là thắng lợi toàn diện của nước Nga, đồng thời kỳ vọng tàu có thể tham gia vào biên đội tàu phá băng hạt nhân hùng mạnh của nước Nga vào cuối năm 2017.
“Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội trong việc duy trì khả năng phòng thủ quốc gia và điều hướng quanh năm biển lộ ở Bắc Cực, đảm bảo sự phát triển về kinh tế trong một khu vực quan trọng của Nga và toàn thế giới”, ông Kiriyenko nhấn mạnh.
Leader - “người hùng” mới của Nga trên biển Bắc Cực
Tàu phá băng hạt nhân Leader của Nga có thiết kế mang phong cách tàu vũ trụ

Tiên phong chinh phục Bắc Cực
Cần phải khẳng định, cho tới nay, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu một biên đội tàu phá băng hùng mạnh ở Bắc Cực. Đây không phải là điều khó hiểu, bởi trong lịch sử, Liên Xô (cũ) được biết đến là quốc gia đi đầu trong công cuộc chinh phục vùng cực này, với tàu phá băng nguyên tử đầu tiên ra mắt năm 1957.
Ngày 5-12-1957, tàu phá băng nổi sử dụng năng lượng nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên “Lenin” được hạ thủy tại thành phố Leningrad (nay là St Petersburg).
Ở thời điểm đó, con tàu mới có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển giao thông đường thủy dọc tuyến đường Phương Bắc. Trong khi các tàu phá băng chạy động cơ diesel hao tốn nhiên liệu và cho hiệu quả không cao, thì tàu “Lenin” được cho là đột phá mới với cơ chế vận hành trên biển trong khoảng thời gian gần như không hạn chế.
Dự án tàu phá băng nguyên tử “Lenin” cũng tạo ra một tiền lệ trong lịch sử về mức độ công khai trong thời gian đóng tàu và thử nghiệm. Thủ tướng Anh Harold Macmillan và Phó tổng thống Mỹ R.Nixon, cũng như nhiều quan khách quốc tế khi đó là những người trực tiếp tới tham quan quá trình đóng tàu.
Việc Liên Xô hạ thủy tàu phá băng “Lenin” khiến cho các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không khỏi quan ngại.
Tàu phá băng nguyên tử “Lenin” dài 134m và rộng 27,6m, với sức dẫn nước 17.810 tấn, chính thức được đưa vào trang bị cho Hải quân Liên Xô ngày 3-12-1959. Thuyền trưởng đầu tiên của con tàu là Pavel Akimovich Ponomarev.
Được biết, “Lenin” cũng là tàu đi tiên phong trong việc trang bị các cơ sở vật chất hiện đại phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thủy thủ trên tàu. Tàu được trang bị phòng chiếu phim, phòng hòa nhạc, phòng tắm hơi, thư viện và các phòng ngủ từ 1-2 người với đầy đủ tiện nghi. Nội thất của tàu được làm từ gỗ bạch dương Karelski và gỗ hồ đào Kapkaz.
Tàu phá băng nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên Lenin đã tạo ra một “kỳ tích” khi nâng thời gian hoạt động tuyến vận tải phía tây vùng cực Bắc từ 3 tháng lên tới 11 tháng.
Sau 3 thập niên trực tiếp dẫn dắt 3.741 con tàu thương mại và thám hiểm khoa học, năm 1989, tàu Lenin được loại biên và trở thành một con tàu bảo tàng, phục vụ khách tham quan.
Lá chắn bảo đảm lợi ích quốc gia
Suốt nhiều năm qua, Nga luôn tích cực trong việc triển khai các lá chắn bảo vệ lợi ích quốc gia ở Bắc Cực. Không khó hiểu bởi đây là một trong những quốc gia (cùng với Mỹ, Canada và Na Uy) có quyền sở hữu một phần cực Bắc của thế giới.
Tờ Izvestia mới đây dẫn nguồn tin quốc phòng Nga cho biết, hải quân nước này vừa quyết định thành lập đội tàu phá băng đặc biệt nhằm bảo vệ các đảo ở khu vực đặc quyền kinh tế của Nga ở duyên hải Bắc Cực.
Tháng 6-2016, Chuẩn đô đốc Igor Zvarich tiết lộ, Hải quân Nga đã hạ thủy tàu phá băng điện - diesel lớp Ilya Muromets. Dự kiến tàu sẽ được biên chế cho Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga, với nhiệm vụ hỗ trợ triển khai quân và hộ tống các tàu vận tải đưa hàng hậu cần đến các căn cứ và sân bay ở vùng Bắc Cực thuộc Nga. Giới chức Nga còn dự định sẽ cho sản xuất hàng loạt các tàu loại này.
Một nguồn tin giấu tên tiết lộ việc Hải quân Nga cũng đã ký hợp đồng với Nhà máy Đóng tàu Admiralty về việc đóng 2 tàu phá băng kiêm tàu tuần tra và tàu kéo thuộc lớp tàu Dự án 23350 trong thời gian tới.
Năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin lệnh cho quân đội nước này bảo vệ từng tấc đất biển ở thềm lục địa nước Nga. Ông Putin chỉ đạo Bộ Quốc phòng Nga thành lập một hệ thống thống nhất các căn cứ trên tàu nổi và tàu ngầm của Nga ở Bắc Cực.
Năm 2015, Tổng thống Putin đã thông qua học thuyết hàng hải mới, khẳng định vai trò quan trọng của tuyến đường biển phương Bắc đối với nước Nga.
Theo http://petrotimes.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Mẫu máy tính xách tay Bitblaze Titan BM15 sẽ có màn hình IPS LCD 15.6 inch có độ phân giải Full HD 1080p.

Hôm nay đánh dấu kỷ niệm 38 năm của trò chơi mà chúng ta nghĩ đến bất cứ khi nào chúng ta xếp hành lý của mình cho một kỳ nghỉ hoặc cố gắng sắp xếp các hộp đồ trên kệ tủ. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1984, lập trình viên Liên Xô Alexei Pajitnov đã phát hành trò chơi xếp hình Tetris, trò chơi này đã trở thành một trong những trò chơi máy tính phổ biến nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhà sáng lập kiêm CEO Yandex – công ty tìm kiếm Internet được ví như “Google của nước Nga” – đã từ chức sau khi có tên trong danh sách cấm vận của EU.

Ngày 3/6, Nga đã phóng thành công tên lửa đẩy Soyuz-2.1a đưa tàu vận tải Tiến bộ MS-20 (Progress MS-20) lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Theo tờ Cnews, vào tháng 2, Bộ Nội vụ Nga thừa nhận gặp rắc rối trong việc tìm kiếm các con chip “cây nhà lá vườn” và hệ quả là phải chuyển sang các con chip do Intel sản xuất.

Trong số các biện pháp trừng phạt của phương Tây dành cho Nga, các chuyên gia nhắc đến khả năng loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi Internet toàn cầu.

Ngày 27/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, 85% các chuyên gia công nghệ thông tin rời Nga đã quay trở lại.

Đây được coi là một trong những động thái mạnh tay nhất trong lịch sử của YouTube.

Khởi điểm khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán trong các cửa hàng trực tuyến từ điện thoại thông minh hoặc máy tính.

Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

06.06.2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022