Vietnews.ru
Khoa học - Công nghệ

Nga phát triển tàu phá băng săn dầu mỏ ở Bắc Cực

19/09/2012 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

baodatviet.vnbaodatviet.vnbaodatviet.vnBộ Công nghiệp và Thương mại Nga cho hay: Để thăm dò chính xác thềm lục địa Bắc Cực, Nga sẽ sử dụng tàu phá băng chuyên dùng đồng thời là một phòng thí nghiệm mà các nhà thiết kế đã bắt tay vào chế tạo. Nga cần một dự án tàu phá băng mạnh có kích thước đáng nể đủ bố trí một viện nghiên cứu khoa học trên tàu.

Công ty Baltiyskiy Zavod khẳng định, sẵn sàng tham gia vào dự án, nhưng cho biết hiện nay chưa tuyển người thực hiện nhiệm vụ này.Cuộc thi tuyển chọn tiêu chí cho tàu phá băng nghiên cứu khoa học đã được công bố, nhà máy Baltiyskiy cũng đã chuẩn bị xong đơn xin dự tuyển. Tiêu chí cho tàu phá băng phải hoàn thành trước cuối năm 2014. Chính phủ Nga sẵn sàng chi trả cho việc này khoảng 56 triệu Rub.Chi phí cho việc đóng tàu có thể sẽ lớn hơn. Mức chi phí còn phụ thuộc vào dự án đóng tàu, do đó, có thể nói về giá khoảng 100 triệu Rub cho dự án.

Theo yêu cầu của tài liệu thi tuyển, trên tàu phá băng phải bố trí được 12– 15 phòng thí nghiệm với tổng diện tích gần 250m2. Con tàu phải phá được lớp băng dày 2m để di chuyển với tốc độ ổn định tối thiểu 1,5– 2 hải lý/giờ, vượt quãng đường 10.000 dặm và tồn tại độc lập 3 tháng không cần tiếp tế.

Người đặt hàng đặc biệt quan tâm đến trang bị của con tàu phá băng, các trang thiết bị giúp phát hiện dầu mỏ và khí đốt ở Bắc Cực. Trên tàu sẽ có các tổ hợp đo đạc, các thiết bị lặn và tàu lặn không người lái.

Để làm tất cả các việc này kết cấu con tàu phải có những bộ phận đặc dụng, ví dụ như các hầm thẳng đứng. Có thể con tàu sẽ sử dụng nguồn năng lượng nguyên tử– tài liệu thi tuyển chỉ rõ ít nhất các nhà thiết kế phải nghiên cứu phương án này.

Nga phát triển tàu phá băng săn dầu mỏ ở Bắc Cực
Bắc Cực là nơi lưu giữ một trữ lượng lớn dầu khí của toàn thế giới.Hiện tại không rõ dự án sẽ thành công đến mức nào và liệu nó có được đưa vào sản xuất công nghiệp hay không.

Vấn đề là, hiện không có phương pháp nào hữu hiệu trong việc tìm kiếm dầu trên thềm lục địa.

Cũng có một số phương án: Sử dụng tàu ngầm mang những cảm biến chuyên dùng (các nhà thiết kế của Phòng thiết kế trung tâm 112 Lazurit đã đề xuất phương án như vậy), có thể dùng thuốc nổ phá băng rồi đặt cảm biến. Có thể, tàu phá băng sẽ đồng thời sử dụng một số phương pháp thăm dò.Chuyên gia về thiết kế tàu thuyền, kỹ sư hàng đầu của Viện nghiên cứu mang tên Viện sĩ Krylov Aleksandr Chemodanov giải thích: “Lớp tàu thăm dò khoáng sản có ích dưới mặt nước khá phát triển. Những tàu này phát đi một tín hiệu âm thanh mạnh xuống nước, sau đó thu phản xạ của tín hiệu này thông qua cáp–cảm biến được kéo phía sau tàu.

Căn cứ vào các thông số thu được sẽ lập ra một mô hình không gian ba chiều khu vực dưới mặt nước ở độ sâu nhất định. Việc này cho phép xác định với xác suất nào đó các chỉ tiêu của các lớp khoáng sản. Các hệ thống như vậy không dùng được ở vùng băng. Những tàu này phải kéo theo đến 20 cáp–cảm biến, mà ở Bắc Cực thì một cáp cũng không thể kéo theo được”.

Theo ông Chemodanov, việc tìm kiếm các phương pháp thăm dò ở Bắc Cực đã được tiến hành từ năm 2009, đến nay việc này đang được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, theo yêu cầu của thủ tướng Dmitri Medvedev hồi đầu tháng 8/2012.

Thủ tướng đã gọi đây là một dự án chiến lược, nhắc nhở là theo đánh giá của các chuyên gia, thềm lục địa Bắc Cực có thể chứa gần 1/4 toàn bộ trữ lượng hydrocacbon của thềm lục địa toàn cầu, và lưu ý là những nước cạnh tranh đang làm việc nhanh hơn, vì vậy phải hành động khẩn cấp.Các chuyên gia Nga cho biết, trữ lượng dầu mỏ trên đất liền đang cạn kiệt nên việc khai thác nguồn tài nguyên này trên Bắc Cực là điều thiết yếu, ngoài ra, việc khai thác hydrocacbon tại phần của Nga trên thềm lục địa Bắc Cực còn là công cụ địa chính trị thế giới.

Chuyên gia hàng đầu của Công ty quản lý “Finam Management” Dmitri Baranov nói: “Đây là phương pháp ghi nhận những yêu sách hợp pháp của chúng ta đối với một phần tài nguyên thiên nhiên vùng giáp cực”.

Theo ông này, ngoài việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, việc đóng tàu phá băng thúc đẩy phát triển công nghệ, vật liệu mới và các giải pháp kỹ thuật. Ông này đánh giá đầu tư vào dự án là có cơ sở đúng đắn. Các nhà thiết kế đang nghiên cứu dự án con tàu có khả năng phá băng và làm căn cứ cho các thiết bị dưới nước và tàu ngầm không người lái UUV.

Theo Baodatviet.vn 


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Hôm nay đánh dấu kỷ niệm 38 năm của trò chơi mà chúng ta nghĩ đến bất cứ khi nào chúng ta xếp hành lý của mình cho một kỳ nghỉ hoặc cố gắng sắp xếp các hộp đồ trên kệ tủ. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1984, lập trình viên Liên Xô Alexei Pajitnov đã phát hành trò chơi xếp hình Tetris, trò chơi này đã trở thành một trong những trò chơi máy tính phổ biến nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhà sáng lập kiêm CEO Yandex – công ty tìm kiếm Internet được ví như “Google của nước Nga” – đã từ chức sau khi có tên trong danh sách cấm vận của EU.

Ngày 3/6, Nga đã phóng thành công tên lửa đẩy Soyuz-2.1a đưa tàu vận tải Tiến bộ MS-20 (Progress MS-20) lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Theo tờ Cnews, vào tháng 2, Bộ Nội vụ Nga thừa nhận gặp rắc rối trong việc tìm kiếm các con chip “cây nhà lá vườn” và hệ quả là phải chuyển sang các con chip do Intel sản xuất.

Trong số các biện pháp trừng phạt của phương Tây dành cho Nga, các chuyên gia nhắc đến khả năng loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi Internet toàn cầu.

Ngày 27/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, 85% các chuyên gia công nghệ thông tin rời Nga đã quay trở lại.

Đây được coi là một trong những động thái mạnh tay nhất trong lịch sử của YouTube.

Khởi điểm khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán trong các cửa hàng trực tuyến từ điện thoại thông minh hoặc máy tính.

Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022