Nga rút lại trình tự gene nCoV chứa 200 đột biến
nCoV ở Nga không đột biến nhiều như công bố ban đầu. Ảnh: SCMP.
Viện nghiên cứu cúm Smorodintsev giải trình tự gene nCoV từ mẫu xét nghiệm của nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại St Petersburg hôm 15/3 và đăng lên kho dữ liệu quốc tế GISAID 5 ngày sau. Đây là mẫu đầu tiên và duy nhất đến nay của nCoV mà Nga công bố.
Theo dữ liệu ban đầu, nCoV ở St Petersburg mang 200 đột biến so với mẫu đầu tiên mà giới nghiên cứu Trung Quốc công bố hồi đầu tháng 1. Các nhà khoa học ở hầu hết nước khác ghi nhận nCoV tiến hóa với tốc độ chỉ khoảng hai đột biến mỗi tháng. Nếu dữ liệu của Nga chính xác, nCoV ở nước này đột biến nhanh gấp 30 lần bình thường.
Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đang phát triển nhiều loại thuốc và vaccine nhắm vào một số gene nhất định của virus. Việc tốc độ đột biến tăng ngoài dự đoán có thể phá hỏng những nỗ lực này. Trình tự gene ban đầu do Nga công bố gây chấn động cho Trung tâm Tin Sinh học Quốc gia Trung Quốc, nơi các chuyên gia theo dõi đột biến của nCoV trên thế giới.
Tuy nhiên, Andrey Vasin, giám đốc Viện nghiên cứu cúm Smorodintsev, xác nhận họ đã rút lại trình tự gene công bố trước đó, SCMP hôm nay đưa tin. Ông giải thích, hầu hết số đột biến là do trục trặc kỹ thuật. Các sai sót trong việc lấy mẫu đã dẫn đến lỗi trong quá trình giải trình tự gene. Dữ liệu được máy tạo ra thành từng đoạn và sai sót cũng xảy ra khi máy tính ghép lại thành trình tự gene hoàn chỉnh.
"Hiện trình tự gene trên GISAID đã được cập nhật và chỉ có vài khác biệt so với các mẫu nCoV tại Vũ Hán. Không có khác biệt quá lớn nào giữa mẫu nCoV ở St Petersburg và các nước khác. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm thu được thêm trình tự gene nCoV từ các mẫu bệnh phẩm khác ở Nga", Vasin nói. Dữ liệu cập nhật chỉ chứa 7 đột biến, giảm 96% so với ban đầu.
Nga là một trong những nước đầu tiên cấm hành khách đến từ Trung Quốc và đóng cửa biên giới với Trung Quốc cuối tháng 1, khi Vũ Hán bị phong tỏa. Đến ngày 10/3, số ca nhiễm ở Nga chỉ là 7, nhưng nhiều ý kiến lo ngại rằng có thể virus đã âm thầm lây lan mà không được phát hiện. Số ca nhiễm tại Nga sau đó tăng nhanh. Đến ngày 4/4, tổng số bệnh nhân ở Nga là hơn 4.100, trong đó 34 người tử vong.
Benjamin Neuman, giáo sư sinh học tại Đại học Texas A&M, cho rằng dữ liệu của Nga "có gì đó rất kỳ lạ hoặc sai lầm". Ông cho biết, trục trặc kỹ thuật thường xảy ra khi giải trình tự gene, nhưng những lỗi này thường dễ phát hiện và sửa lại. Neuman nhận xét phiên bản đầu tiên của trình tự gene mà Nga công bố "rất lộn xộn". Phiên bản thứ hai là trình tự gene khá tiêu chuẩn của nCoV ở châu Âu, nhưng cũng không hoàn hảo.
"Nhóm nghiên cứu Nga không thể giải trình tự đoạn cuối hệ gene và họ đã điền vào chỗ trống để thể hiện phần bị thiếu. Đây là cách làm bình thường, nhưng sẽ cho ra lượng đột biến cao bất thường nếu chỉ nhìn vào số đoạn khớp nhau so với độ dài tổng thể. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng họ có thể giải trình tự gene nhiều mẫu hơn và không lặp lại sai lầm này", Neuman chia sẻ.
Cuối tháng trước, các nhà nghiên cứu Trung Quốc theo dõi gần 3.000 mẫu nCoV trên thế giới và phát hiện tổng cộng hơn 2.000 đột biến. "May mắn là nCoV vẫn tương đối ổn định. Đến nay, chúng tôi chưa thấy thay đổi lớn nào ở những bộ phận mà các nhà phát triển thuốc và vaccine nhắm đến. Tin xấu là chúng tôi không biết tình huống này duy trì được đến khi nào", một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc cho biết.
Số lượng trình tự gene công bố tăng nhanh nhưng vẫn nhỏ so với hơn một triệu ca nhiễm trên thế giới. Nhiều nước đã gửi trình tự gene lên kho dữ liệu quốc tế. Tuy nhiên, một số khu vực vẫn thiếu dữ liệu như Trung Á, Nam Mỹ và nhiều nơi thuộc châu Phi. "Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên đẩy nhanh các nỗ lực quốc tế để lấp đầy khoảng trống. Nếu chuyện gì đó xảy ra mà không ai biết, chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn", nhà nghiên cứu Trung Quốc bổ sung.
Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Theo tờ Cnews, vào tháng 2, Bộ Nội vụ Nga thừa nhận gặp rắc rối trong việc tìm kiếm các con chip “cây nhà lá vườn” và hệ quả là phải chuyển sang các con chip do Intel sản xuất.
28/05/2022
Trong số các biện pháp trừng phạt của phương Tây dành cho Nga, các chuyên gia nhắc đến khả năng loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi Internet toàn cầu.
28/05/2022
Ngày 27/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, 85% các chuyên gia công nghệ thông tin rời Nga đã quay trở lại.
28/05/2022
Đây được coi là một trong những động thái mạnh tay nhất trong lịch sử của YouTube.
23/05/2022
Khởi điểm khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán trong các cửa hàng trực tuyến từ điện thoại thông minh hoặc máy tính.
23/05/2022
Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...
19/04/2022
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.
14/04/2022
Nga quyết định nối lại chương trình Mặt trăng gắn với việc phóng tổ hợp robot Luna-25, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
13/04/2022
Nhiều dự án khoa học đang được thực hiện tại Nga và có ý nghĩa lớn đối với khoa học thế giới đã bị ngừng trệ vô thời hạn do tác động của cuộc chiến ở Ukraine.
11/04/2022
Ít nhất có ba công ty lớn - Sberbank, Yandex và VK - đang cạnh tranh để tạo ra một giải pháp thay thế cho các cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin cho biết. Theo công bố, chính phủ Nga vẫn chưa chọn nhà phát triển chính.
08/04/2022