Bộ trưởng Tài chính Nga đề xuất cắt giảm chi tiêu ngân sách
Ông Siluanov cũng không loại trừ việc cắt giảm sẽ không hạn chế ở mức trên.
Phát biểu ngày 14/1, người đứng đầu Bộ Tài chính Nga cho rằng chi ngân sách phải phù hợp với điều kiện thực tế. Với mức giá dầu 50 USD/thùng như hiện tại, ngân sách Nga năm 2015 sẽ hụt thu khoảng 3.000 tỷ ruble (khoảng 45 tỷ USD).
Theo ông Siluanov, trong đà suy giảm tăng trưởng như hiện nay thì nền kinh tế Nga chỉ có thể "gánh" mức tăng chi 5%, chứ không phải 11,7% như trong ngân sách 2015 quy định.
Trong bối cảnh giá dầu tiếp tục giảm sâu và đồng ruble tiếp tục mất giá, người đứng đầu Bộ Tài chính Nga cho biết trong năm 2015 Ngân hàng Trung ương Nga sẽ can thiệp vào thị trường ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá, tăng tính thanh khoản. Mức trần can thiệp được Chính phủ cho phép là 500 tỷ ruble lấy từ Quỹ dự trữ trong cả năm 2015. Bộ trưởng Siluanov khẳng định việc can thiệp này sẽ không gây ra hiệu ứng lạm phát.
Đáp lại những đề xuất trên, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khẳng định quy định ngân sách sẽ được giữ nguyên, nhưng sẽ điều chỉnh định hướng phân bổ, tập trung cho các khu vực quan trọng nhất. Ngoài ra, Chính phủ Nga cũng sẽ không thi hành biện pháp kiểm soát ngoại tệ nhằm kiềm giữ tỷ giá đồng nội tệ.
Thủ tướng Medvedev tin tưởng Nga có đủ dự trữ để giúp nền kinh tế thích ứng một cách "nhẹ nhàng" với điều kiện kinh tế mới, cụ thể là giá năng lượng xuống thấp. Người đứng đầu Chính phủ Nga cũng cam kết sẽ thi hành các biện pháp bổ sung nếu cần thiết để hỗ trợ người dân, bao gồm kích cầu tiêu dùng, trợ giá cho lương hưu và trợ cấp.
Thủ tướng Medvedev cũng chỉ ra rằng những khó khăn kinh tế mà Nga đang phải đối mặt bắt nguồn từ ba nhóm nguyên nhân là hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tác động chính trị và kinh tế từ bên ngoài, và những vấn đề và hạn chế trong nước không được giải quyết./.
Theo http://www.vietnamplus.vn
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022