Bức tranh kinh tế Nga chuyển gam màu sáng
Năm 2016, nước Nga cùng lúc phải đối mặt nhiều thách thức khi giá “vàng đen” lao dốc mạnh, đồng nội tệ rớt giá thảm hại và áp lực liên tiếp đến từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây liên quan tình hình U-crai-na. Trước thực tế đó, nhiều chuyên gia kinh tế từng đưa ra dự báo u ám về nền kinh tế “xứ sở bạch dương”.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo nhân dịp cuối năm 2016, Tổng thống Nga V.Pu-tin lạc quan khẳng định, kinh tế Nga đang dần phục hồi khi tăng trưởng GDP trong năm 2016 dừng lại ở mức âm 0,6%, so con số âm 3,7% đáng báo động vào năm 2015. Lạm phát năm 2016 được khống chế ở mức thấp kỷ lục 5,5%, so gần 13% trong năm trước đó. Bên cạnh đó, trái với cảnh báo của nhiều nhà kinh tế rằng ngân khố Nga có thể sẽ cạn kiệt vào đầu năm 2017, đến nay, dự trữ quốc gia của nước này đã lên tới 100 tỷ USD, trong khi dự trữ vàng và ngoại tệ của Ngân hàng trung ương Nga đạt khoảng 400 tỷ USD. Ngoài ra, yếu tố ổn định trong chính sách tài khóa của Nga cũng được giới tài chính đánh giá cao.
Các hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, Fitch và Standard & Poor’s đã đồng loạt nâng dự báo xếp hạng tín dụng dài hạn của Nga từ mức tiêu cực lên ổn định. Trước những tín hiệu tích cực này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế Nga sẽ tăng trưởng lần lượt 1,1% và 1,2% trong năm 2017 và 2018. Trong hai năm qua, “con thuyền” Nga đã nhiều phen “chao đảo” trước những thách thức kinh tế nghiêm trọng do “hai gọng kìm” là lệnh cấm vận của phương Tây và giá dầu thô giảm mạnh. Tuy nhiên, trong Thông điệp liên bang năm 2016, Tổng thống Pu-tin thừa nhận, nguyên nhân gây nên sự trì trệ kinh tế của Nga trước hết là ở các vấn đề nội tại của đất nước như, tình trạng thiếu các nguồn lực đầu tư, công nghệ hiện đại và nhân lực ngành nghề. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh và cơ cấu nền kinh tế còn nhiều bất cập...
Để giải quyết những khó khăn nêu trên, thời gian qua, Nga đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời quyết liệt tái cơ cấu và đa dạng hóa nền kinh tế vốn phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu thô. Các biện pháp chống lạm phát, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ tài chính các ngành có nhiều rủi ro, phát triển nông nghiệp công nghệ cao… đã mang lại tác dụng tích cực trong việc đưa con thuyền kinh tế Nga vượt qua nhiều giông tố. Tổng thống V.Pu-tin cho rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã tạo động lực để Nga “phá bỏ những khuôn mẫu cũ”, tìm hướng đi mới, từ đó thúc đẩy một số ngành nông nghiệp, công nghiệp tăng trưởng.
Đáng chú ý, sản lượng ngũ cốc của Nga năm 2016 đạt 119 triệu tấn, mức cao nhất trong lịch sử. Lợi nhuận từ xuất khẩu nông sản trong năm vừa qua đã vượt nguồn thu từ xuất khẩu vũ khí, vốn đóng vai trò “trụ cột” trong ngân sách nước này nhiều năm qua. Bên cạnh những yếu tố trong nước, thị trường dầu mỏ thế giới đang ấm dần sau một thời gian dài trượt giá cũng là tin vui đối với “xứ sở bạch dương”. Giá dầu thô, nguồn thu chủ lực của Nga, đã vượt mốc 50 USD/thùng sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thống nhất cắt giảm sản lượng kể từ đầu năm 2017.
Ngoài ra, nhờ những tác dụng tích cực từ việc đồng rúp tăng giá, lạm phát giảm và giá dầu tăng, hãng tin Bloomberg dự báo, Nga là một trong bảy nền kinh tế mới nổi sẽ là điểm đến hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư trong năm 2017. Tổng thống V.Pu-tin nhấn mạnh, tuy vẫn tăng trưởng âm nhưng về cơ bản, nền kinh tế Nga đã bắt đầu hồi sinh, cơ cấu kinh tế từng bước thay đổi và đang dịch chuyển theo xu thế tích cực. Mặc dù sẽ tiếp tục phải trải qua nhiều sóng gió trước những lệnh trừng phạt của phương Tây và biến động khôn lường của giá dầu thế giới, các nhà phân tích nhận định, Nga đã xây dựng được nền tảng cơ bản, tạo đà phát triển kinh tế bền vững, giảm đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Theo Báo Nhân Dân
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022