Cuộc chiến lúa mì: Mỹ yếu thế, Nga ngày càng mạnh mẽ
Với lợi thế đồng tiền giá rẻ và chi phí vận chuyển thấp, Nga có thể qua mặt rất nhiều đối thủ và bán lúa mì của mình với giá rẻ hơn khoảng 16% so với Mỹ. Việc giá dầu giảm đã khiến nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến giá đồng ruble giảm 45% trong năm qua. Song điều này lại khiến các mặt hàng xuất khẩu của Nga trở nên cạnh tranh hơn và thu hút được sự chú ý của những nước nhập khẩu lúa mì lớn như Nigeria và Mexico.
“Lúa mì của Nga rất rẻ”, ông Gafai Ibrahim Usman, quan chức ngoại giao tại Đại sứ quán Nigeria tại Moscow cho biết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm lúa mì từ Nga. Người dân các miền quê ở Nigeria hầu như không đủ tiền để mua các sản phẩm làm từ lúa mì của Mỹ”.
Hiện các nước xuất khẩu lúa mì đang tranh giành thị phần sau những vụ mùa bội thu liên tiếp. Theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC), số lúa mì dự trữ đạt mức cao nhất trong vòng gần 30 năm qua đã khiến giá của mặt hàng này nhìn chung giảm xuống. Vào ngày 4/9, giá lúa mì đã xuống còn 4,63 USD/giạ, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm nay.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, Nigeria, đất nước có nền kinh tế lớn nhất châu Phi và một thời là khách hàng mua lúa mì chính của Mỹ đã giảm nhập khẩu mặt hàng này xuống còn một nửa trong vòng 5 năm qua. Giờ đây, 17% số lượng lúa mì nhập khẩu của nước này đến từ các nước Biển Đen (trong đó có Nga và Ukraine), trong khi 2 năm trước con số này chỉ là 1%.
Ngoài ra theo USDA, Mexico đã giảm 7,5% số lúa mì nhập khẩu từ Mỹ vào vụ mùa trước, còn doanh số lúa mì của Mỹ đã giảm 29% kể từ ngày 1/6. Trong khi đó, thị phần của lúa mì từ các nước Biển Đen đã tăng lên từ 0% lên thành 12% trong vòng 2 năm qua. Chỉ số BDI (Baltic Dry Index) thể hiện mức phí thuê tàu vận chuyển nguyên liệu thô trên thế giới đã giảm 24% trong năm vừa qua, điều này cho thấy chi phí vận tải lúa mì Nga đang giảm xuống.
Cũng theo dữ liệu của IGC và Viện Nghiên cứu Thị trường Nông nghiệp Moscow, giá lúa mì của Nga cũng thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, cụ thể là lúa mì nước này thấp hơn 34USD/tấn so với Mỹ.
USDA dự báo Nga sẽ xuất khẩu 23 triệu tấn lúa mì trong mùa thu hoạch năm nay. Con số này chỉ dưới mức 25,2 triệu mà USDA tin Mỹ có thể xuất khẩu được, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lúa mì của Mỹ ra toàn thế giới đã giảm xuống chỉ còn 16% so với 30% vào năm 2008.
Tại một số nước như Ai Cập, Mexico hay Nigeria, do giá thành cao, lúa mì của Mỹ không được ưa chuộng.
Mặc dù đã mất thị phần, Mỹ vẫn nắm trong tay lợi thế xuất khẩu trong khu vực của mình. Hoạt động buôn bán lúa mì được chia thành nhiều vùng: các nước Biển Đen và châu Âu cung cấp lúa mì cho các vùng Trung Đông và Bắc Phi, còn Mỹ và Canada chiếm thị trường Mỹ Latinh và Úc xuất khẩu lúa mì cho phần lớn các nước châu Á.
Mặc dù đã giảm khối lượng nhập khẩu, Mexico vẫn là bạn hàng xuất khẩu lúa mì lớn thứ 2 của Mỹ sau Nhật Bản. Theo ông Vince Peterson, phó chủ tịch các hoạt động xuất khẩu của Hiệp hội Lúa mì Mỹ, mặc dù giá lúa mì Nga đang rất rẻ, Mexico về lâu dài sẽ chưa thể ngừng nhập khẩu hoàn toàn lúa mì của Mỹ.
Trong nhiều năm qua, thị phần lúa mì của Mỹ trên thế giới đã giảm đi, trong khi Nga trở thành một trong những nước xuất khẩu quan trọng nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Đã có thời, 90% kim ngạch nhập khẩu lúa mì của Ai Cập là từ Mỹ. Năm ngoái, con số này chỉ còn là 7%, trong khi Nga đã chiếm đến 25%, theo số liệu của chính phủ Ai Cập. Quốc gia Bắc Phi này là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất trên thế giới.
Vụ mùa bội thu trên khắp thế giới đồng nghĩa với việc cuộc cạnh tranh lúa mì sẽ còn diễn ra căng thẳng. Trong mùa thu hoạch năm nay, theo IGC, ước tính toàn thế giới sẽ sản xuất được 148 triệu lúa mì.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.
Theo http://cafef.vn
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022