Dầu đá phiến Mỹ đóng giàn khoan, dầu mỏ Nga lạc quan
Mới đây người đứng đầu công ty sản xuất dầu mỏ Gazprom Neft - ông Alexander Dyukov đã nhận định về tác động của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC+ mới đạt được, cho phép thế giới giảm tới 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5.
CEO Gazprom Neft - ông Alexander Dyukov
Theo đó, ông Dyukov đánh giá, thỏa thuận OPEC+ sẽ không thúc đẩy giá dầu tăng mạnh ngay lập tức, nhưng nếu cộng đồng quốc tế làm tốt việc ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch COVID-19, giá dầu có thể tăng từ 40 - 45 USD/thùng.
"Tất nhiên, mọi người không nên mong đợi sự tăng giá mạnh ngay sau kết quả của thỏa thuận. Chúng tôi tin rằng, quý II/2020 sẽ là thời điểm khó khăn nhất, nhưng chúng tôi hy vọng rằng việc loại bỏ các biện pháp “khóa chặn” và nối lại thương mại sẽ diễn ra vào mùa hè, có nghĩa là dầu có thể đạt đến mức giá trước khủng hoảng" - ông Dyukov tuyên bố khi trả lời phỏng vấn tờ Kommersant.
Giám đốc điều hành Gazprom Neft nói rằng, giá dầu có thể đạt 45 USD/thùng vào cuối năm nay và lạc quan về triển vọng tích cực trong tương lai.
“Trong một kịch bản lạc quan như vậy, giá dầu có thể đạt ngưỡng 40 - 45USD/thùng vào cuối năm nay, và tăng trưởng hơn nữa vào năm 2021" - ông Dyukov cho hay.
Bên cạnh đó, ông Dyukov cũng nhấn mạnh rằng, Gazprom Neft thực tế đã chuẩn bị cho tất cả các tình huống trên thị trường.
Trái với các đánh giá lạc quan của công ty Nga, nhiều công ty năng lượng Mỹ đã phải cắt giảm sản lượng trước bối cảnh bi quan từ thị trường. Giá dầu giảm tới hơn 60% so với mức từ đầu năm đã khiến một số giàn khoan phải đóng cửa vì đã quá ngưỡng hòa vốn.
Wall Street Journal cho biết, các công ty dầu đá phiến Mỹ đã phải tuyên bố phá sản, đình chỉ sản xuất và xin hỗ trợ từ Chính phủ. Nhiều giàn khoan của các công ty quy mô lớn hơn cũng đã phải giảm sản lượng khai thác.
Texland Chemicals LP đã quyết định đình chỉ sản xuất dầu, Parsley Energy đã ngừng hoạt động ở khoảng 150 giếng - toàn bộ số giàn khoan mà họ có, Chesapeake Energy đã tăng nợ lên tới gần 9 tỷ USD, Whiting Oil Corporation thậm chí đã nôp đơn phá sản.
Các Tập đoàn lớn như Exxon Mobil và Royal Dutch Shell từ tháng 3 cũng đã tuyên bố rằng họ đang cắt giảm chi phí khoảng 50 tỷ USD. Continental Resources có kế hoạch giảm lượng dầu bơm vào tháng 4 và tháng 5 với lượng giảm khoảng 30%.
Dữ liệu của Baker Hughes còn cho thấy, số lượng giàn khoan ở Mỹ đã giảm từ 800 xuống còn 600 giàn trong tháng qua.
Mỹ đã tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu đá phiến của họ theo các diễn biến thị trường bởi hệ thống luật pháp của nước này ngăn chăn việc Chính phủ can thiệp sâu vào các hoạt động khai thác của doanh nghiệp.
Nếu giá dầu ở mức 45 USD/thùng như lời ông Dyukov dự đoán, mức này cũng có thể khiến một lượng không nhỏ các giàn khoan Mỹ không thể vượt qua mức hòa vốn.
Cú sốc giá dầu giữa đại dịch là minh chứng cho thấy các điểm hòa vốn của nhiều mỏ dầu trên thế giới. Trong đó, các giàn khoan dầu đá phiến của Mỹ có điểm hòa vốn tới gần 48-54 USD/thùng, cao hơn nhiều so với các nhà sản xuất ở Nga hay Saudi Arabia.
OPEC+ đã thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc giảm sản lượng ở mức 9,7 triệu thùng/ngày, tương đương 10% nguồn cung toàn cầu. Quá trình cắt giảm sản lượng sẽ bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/5 đến cuối tháng 6.
Sau đó, OPEC+ sẽ tiếp tục giảm thêm 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến hết năm 2020 và giảm thêm 6 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN
Ngày 26.6, bốn nước G7 đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga, đánh dấu động thái mới trong nỗ lực phong toả kinh tế của nước này vì chiến sự tại Ukraine.
26/06/2022
Chính phủ Đức cảnh báo rằng sau đợt bảo trì dài 10 ngày từ 11 – 21/7, đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt từ Nga có thể không được mở khóa van trở lại.
Ngày 22/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao nguy cơ vỡ nợ của Moskva.
22/06/2022
Bất chấp ảnh hưởng từ những lệnh cấm vận và biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng Rúp Nga đang tiếp tục tăng giá so với đồng USD, trở thành đơn vị tiền tệ mạnh nhất thế giới nửa đầu năm nay.
22/06/2022
Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng Ukraine, Thụy Sĩ nhập khẩu vàng từ Nga, cho thấy lập trường của ngành này với Nga có thể đã bớt căng thẳng.
22/06/2022
Tata Steel đã nhập khẩu khoảng 75.000 tấn than từ Nga trong nửa cuối tháng 5/2022, chỉ vài tuần sau khi cam kết ngừng kinh doanh với phía Nga.
21/06/2022
Quan chức cấp cao của EU khẳng định liên minh này không nhắm vào lương thực và phân bón của Nga.
21/06/2022
Hiện chương trình này áp dụng đối với các gia đình có con sinh từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2022, và các khoản vay này có thể được thực hiện đến hết năm 2023.
21/06/2022
Đồng đô la đã giảm 97 kopecks hoặc 1,72%, xuống còn 55,44 rúp vào lúc 15:06 giờ Moscow, theo dữ liệu từ Sở giao dịch Moscow. Đồng tiền của Mỹ đang giao dịch ở mức này lần đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 7 năm 2015.
Sau gần 4 tháng diễn ra khủng hoảng Ukraine, hơn 100 công ty từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn hoạt động tại Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt.
20/06/2022