Diện mạo nền kinh tế nước Nga giai đoạn mới
Thủ tướng Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp chính phủ ở Mátxcơva ngày 27/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Mặc dù đến tháng 12 mới diễn ra cuộc bầu cử Hạ nghị viện Nga và đến tháng 3/2012 mới tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống, nhưng gần như chắc chắn đương kim Thủ tướng V. Putin sẽ trở thành Tổng thống mới của nước Nga trong một nhiệm kỳ thứ ba của ông kéo dài 6 năm và có thể vị Tổng thống hiện nay, D. Medvedev, sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng.
Có triển vọng đó là nhờ những diễn biến mới nhất tại Đại hội của Đảng Nước Nga thống nhất trong hai ngày 24-25/9 ở Mát xcơva.
Tại đây, “ẩn số” của cuộc bầu cử ở Nga sắp tới đã được “bật mí,” ông Putin sẽ tranh cử Tổng thống, còn ông Medvedev thì “sẽ trở lại làm việc trong Chính phủ.”
Tại Đại hội nói trên, Thủ tướng kiêm Chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất V. Putin đã trình bày một “chương trình hành động về kinh tế” của nước Nga trong giai đoạn sắp tới.
Về tốc độ tăng trưởng của Nga, ông Putin tuyên bố: “Nhịp độ phát triển của chúng ta phải cao hơn hẳn nhịp độ mà chúng ta đạt được hiện nay; phải lấy lại trạng thái mà chúng ta có được cách đây hoàn toàn chưa lâu, trước cuộc khủng hoảng. Chúng ta cần phải thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 6-7% mỗi năm.”
Ông Putin nêu nhiệm vụ: “Trong 5 năm tới nước Nga phải đứng vào nhóm 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới.” Nhắc lại rằng, kinh tế Nga hiện nay tăng trưởng khoảng 4%, trong khi các nước phát triển tăng trưởng khoảng 1-2% mỗi năm, ông Putin đồng thời cũng cảnh báo: “Chúng ta không được nhầm lẫn ở đây, bởi vì xét theo giá trị tuyệt đối thì 2% kia còn lớn hơn 4% của chúng ta.”
Nhà lãnh đạo này cũng khẳng định: “Nếu chúng ta cứ tiếp tục phát triển vói tốc độ như hiện nay thì không thể tăng cường được vị thế của mình, không thể bảo đảm được chất lượng cuộc sống cao cho người dân Nga.”
Theo ông Putin, kinh tế thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều rủi ro, thách thức và để có thể “phòng chống được mọi chấn động thì chúng ta phải mạnh lên.”
Cụ thể về các giải pháp, Thủ tướng Putin cho biết tất cả những dự luật liên quan đến việc cải thiện môi trường kinh doanh đều sẽ được thảo luận, bàn bạc với giới doanh nhân để loại trừ những rào cản, những trở ngại có thể có.
Ông tuyên bố Nhà nước “sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm những luật lệ công bằng về cạnh tranh, bảo đảm sự ổn định và sự rõ ràng, nhất quán của chính sách kinh tế.”
Nói về một trong những điểm yếu của kinh tế Nga là việc ứng dụng khoa học, công nghệ còn bất cập, Thủ tướng Putin nhấn mạnh: “Nước Nga cần phải có những quy chuẩn công nghệ tiên tiến nhất và phải làm cho con đường đi từ dự án đến việc khánh thành một công trình mới, khai trương một nhà máy, xí nghiệp, công xưởng mới được rút ngắn nhất.”
Nói về công bằng xã hội, ông Putin tuyên bố, “thuế đối với những người khá giả, những người giàu - mà ở nước Nga bộ phận này ngày càng đông thêm - sẽ phải cao hơn so với phần đông dân cư.” Theo ông Putin, đó trước hết là thuế tiêu thụ, thuế bất động sản và thuế tài sản.
Thủ tướng Putin cũng khẳng định phải tách bạch các loại thuế đánh vào các công ty hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau. “Hệ thống thuế phải phục vụ hiện đại hoá kinh tế và đồng thời cũng phải thể hiện được nguyên tắc công bằng - có những sắc thuế thì áp dụng với những doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên, đem bán nguyên liệu; có những sắc thuế, thấp hơn, thì áp vào những đơn vị sáng tạo công nghệ, sản xuất hàng hoá, xây dựng những xí nghiệp mới, thành lập những doanh nghiệp mới...”
Cũng cần nói thêm là tại Đại hội Đảng Nước Nga thống nhất, sau khi chấp thuận đứng đầu danh sách ứng cử viên của đảng này tranh cử vào Hạ nghị viện và chấp thuận “trở lại làm việc trong Chính phủ” (nếu Putin trở thành Tổng thống), đương kim Tổng thống D. Medvedev cũng đã nêu ra 8 điểm của một chiến lược mà ông nói là “sẽ xác định đường nét phát triển của nước Nga trong những năm sắp tới.”
Tóm tắt 8 điểm đó là một - hiện đại hoá kinh tế, hệ thống giáo dục đào tạo, tái trang bị kỹ thuật cho công nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng hạ tầng cho phát triển công nghệ, nâng cao năng suất lao động...; hai - thực hiện các cam kết xã hội; ba - loại trừ tham nhũng; bốn - kiện toàn hệ thống tư pháp; năm - duy trì hoà bình giữa các dân tộc và tôn giáo; sáu - xây dựng hệ thống chính trị hiện đại; bảy - bảo đảm an ninh bên trong và bên ngoài, xây dựng lực lượng cảnh sát hiệu quả, lực lượng vũ trang hùng mạnh; và điểm thứ tám là thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, sáng suốt nhằm mục tiêu duy nhất là nâng cao phúc lợi của nhân dân và bảo đảm an toàn, an ninh cho nhân dân.
Nhưng trong giai đoạn hai, từ năm 2000, Liên bang Nga từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng, đi vào ổn định và phát triển, lấy lại vị thế cường quốc. Giai đoạn này gắn liền với hai nhiệm kỳ tổng thống của Vladimir Putin, rồi tiếp đó là nhiệm kỳ Tổng thống của Dmitry Medvedev (2008-2012) với ông Putin làm Thủ tướng, tạo thành một “bộ đôi lãnh đạo” của nước Nga.
TIN LIÊN QUAN
Trong ngày 13/5, lần đầu tiên kể từ tháng 2/2020, giá trị đồng ruble của Nga có thời điểm đã vượt qua mức 63 ruble đổi 1 USD, đồng thời chạm mức cao nhất trong vòng 5 năm qua so với đồng euro.
Tiêu thụ cà phê ở Nga đã giảm kể từ năm 2020: đầu tiên, việc đóng cửa do đại dịch covit gây ảnh hưởng tiêu cực, sau đó là giá nguyên liệu tăng lên do bị ảnh hưởng. Năm nay, lượng tiêu thụ có thể giảm thêm 7% nữa.
12/05/2022
Vào tháng 4 năm 2022, doanh số bán xe mới và xe thương mại hạng nhẹ ở Nga đã giảm 78,5%, tương đương 2,7 lần, xuống còn 32.706 chiếc so với 151.964 chiếc vào tháng 4 năm 2021, dữ liệu cho thấy từ Ủy ban các nhà sản xuất ô tô AEB.
11/05/2022
Công ty điều hành hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine (GTSOU) tuyên bố sẽ tạm ngừng quá trình trung chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu vào sáng ngày 11/5 theo giờ địa phương.
11/05/2022
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022