Đồng ruble Nga giảm giá mạnh


Đồng ruble Nga mất giá mạnh. Ảnh: businesskorea.co.kr
Đồng ruble của Nga tiếp tục giảm sâu, hạ xuống mức thấp kỷ lục mới lần thứ hai trong ngày 6/1 kể từ tháng 12/2014. Đồng đôla Canada (CAD) giảm giá sâu do
Tại sàn giao dịch Moskva (Nga) ngày 6/1, đã có thời điểm đồng ruble giao dịch ở mức 75,10 ruble/USD, tuy nhiên chốt phiên giao dịch trong ngày, đồng ruble đã tăng lên mức 74,872 ruble/USD. Như vậy, đồng ruble đã mất giá 2,21% so với phiên đóng cửa trước đó.
Trong phiên giao dịch sáng 6/1, đồng USD đã tăng giá lên mức mức kỷ lục kể từ tháng 12/2014, phá vỡ ngưỡng 74 ruble/USD. Đồng euro cũng tăng lên trên mốc 80 ruble, giao dịch ở mức 80,69 ruble/euro, tăng 2% so với mức giá đóng cửa ngày 5/1.
Đồng ruble Nga mất giá trong bối cảnh giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục lao dốc. Cũng trong ngày 6/1, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 2 tại thị trường London đã giảm 4,85% so với mức đóng cửa ngày hôm trước, còn 34,66 USD/thùng. Giá dầu giao dịch ở mức thấp nhất trong phiên 6/1 là 34,57 USD/thùng.
Giá dầu sụt giảm mạnh và khác biệt trong chính sách tỷ giá giữa Mỹ và Canada tiếp tục tạo thêm áp lực lên đồng nội tệ đang suy yếu của Canada khiến đồng Loonie (tên gọi địa phương của đôla Canada - CAD) lần đâu tiên xuống dưới ngưỡng 71 cent Mỹ, thấp nhất trong 12 năm trở lại đây.
Trong phiên giao dịch ngày 6/1, một CAD chỉ đổi được 70,90 cent Mỹ. Lần gần đây nhất đồng CAD xuống dưới ngưỡng 71 cent Mỹ là tháng 8/2013, sau khi phục hồi nhẹ từ mức thấp kỷ lục 61,79 cent Mỹ hồi tháng 1/2002.
Theo nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Montreal Douglas Porter, nền kinh tế Canada đặc biệt nhạy cảm với giá dầu nên sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động từ biến động giá của mặt hàng vàng đen.
Nhận định về tác động của đồng CAD mất giá đối với nền kinh tế, ông Douglas cho rằng khi đồng nội tệ càng yếu, các nhà sản xuất, chế tạo, các công ty công nghệ và ngành du lịch của Canada càng hưởng lợi. Trong khi đó, người tiêu dùng sẽ chịu nhiều thiệt thòi do giá các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt hàng từ Mỹ, đang nhích dần lên./.
Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022