Đường ống nước sông Đà 2: Lời khuyên của chuyên gia Nga
Nhân chuyện về TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ tạm dừng dự án “cung cấp nước sạch sông Đà” giai đoạn 2 cho Hà Nội, là người biết về dự án này ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng, trao đổi với Đất Việt, kỹ sư Đinh Văn Đính, nguyên Trưởng Ban Cơ khí Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: “Ý tưởng cung cấp nước mặt sông Đà đã có từ khi Liên Xô trước đây giúp ta xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình (thập niên 80 của thế kỷ trước).
Lúc đó các chuyên gia Liên Xô đã nói rõ lý do vì sao nên lấy nước mặt hồ chứa nước thủy điện sông Đà cung cấp cho Hà Nội. Cụ thể, bởi vì nguồn nước mặt tại hồ thủy điện sông Đà “sạch” hơn và đặc biệt là lượng phù sa ít hơn nhiều so với nguồn nước sông Hồng mà chúng ta đã lấy cung cấp cho Hà Nội.
Theo một số tài liệu của các chuyên gia ngành nước Việt Nam: trong 1m3 nước sông Hồng có trung bình khoảng 5% lượng bùn “phù sa” chưa kể đến các chất thải rắn khác, theo đó nếu Hà Nội cần 600.000m3 nước sạch /ngày đêm thì lượng bùn phù sa thải ra tại các nhà máy xử lý nước là khoảng 30.000m3/ ngày đêm.
Ngoài ra sau khi xử lý bằng công nghệ truyền thống như hiện nay: lắng đọng và hóa chất thì lượng bùn phù sa thải ra không thể sử dụng vì chứa dư lượng hóa chất và các chất độc hại khác, như vậy việc vận chuyển và xử lý lượng lớn bùn phù sa thải ra sẽ là một vấn đề rất lớn và khó khăn đối với Hà Nội.
Trong khi, 1 xe ô tô có tải trọng trung bình có thể chỉ chở được 5m3 phù sa, vậy thì muốn chở hết 30.000m3 trong một ngày đêm thì bao nhiêu chuyến xe mới đủ?.


Dự án nước sạch sông Đà bị vỡ đường ống nhiều lần
Nếu triển khai Dự án “lấy nước mặt hồ chứa thủy điện sông Đà” cấp cho Hà Nội thì tính khả thi và hiệu quả cao do vốn đầu tư không lớn, thi công không quá phức tạp.
Hệ thống đường ống cấp nước gồm có các hạng mục cơ bản: Trạm bơm, bể chứa ban đầu, một số bể điều áp, đường ống dẫn…. Nước từ hồ thủy điện được bơm lên bể chứa trên cao theo đường ống dẫn sẽ tự chẩy về nhà máy xử lý nước Hà Nội. Nhờ đó công tác quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng đơn giản.
Điều đáng bàn, ở đây Vinaconex không hiểu vô tình hay cố tình nên đã bỏ qua các tài liệu cơ sở ban đầu mà các chuyên gia Liên Xô đã khuyên khi lập Dự án.
Cụ thể, các chuyên gia có nêu rõ: “Nên xây dựng song song cùng một lúc 2 tuyến ống chịu áp lực độ bền cao có cùng đường kính đảm bảo chịu được áp lực nước, độ mài mòn của dòng chảy và quan trọng là cấp đủ lượng nước theo nhu cầu trong tương lai (khoảng 1,2 triệu m3/ngày đêm); không nên chia làm 2 giai đoạn vì như vậy phải đào bới, thi công lắp đặt 2 lần tại các thời điểm và vị trí khác nhau sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu tư, lãng phí.
Một điều quan trọng nhất về việc xây dựng cùng lúc 2 tuyến ống đẫn đồng thời là phương án dự phòng đề phòng sự cố đối với đường ống thì việc cấp nước sẽ không bị gián đoạn.
Mặt khác, việc lựa chọn vật liệu cho sản xuất chế tạo đường ống: xuất phát từ các thông số kỹ thuật về lưu lượng, tốc độ dòng chẩy, áp lực nước từ đầu nguồn và cuối nguồn…,các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh của đường ống cấp nước sinh hoạt và có xét đến tính kinh tế của Dự án.
Các chuyên gia khuyên nên làm đường ống Composite hữu cơ với lớp cốt chịu lực là sợi bazan theo công nghệ của Nga đã được thực hiện tại một số dự án cấp nước đi xa tại Trung Đông.
Một lời khuyên nữa đó là khi xây dựng hệ thống tuyến ống đưa nước về Hà Nội thì nên chia ra cho một số nhà máy xử lý nước từng vùng, khu vực khác nhau, không nên tập trung quá lớn vào một nhà máy, đây là quan điểm phát triển mới của Viện “Nghiên cứu về các vấn đề nước” thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga.
Các nước phát triển không dùng ống gang dẻo (ống gang trắng)
Trong khi đó, một yếu tố được kỹ sư Đính quan tâm hơn cả, đó chính là, đường ống nước sông Đà giai đoạn 1 được Vinaconex cung cấp thông tin là làm theo công nghệ nước ngoài, composite hữu cơ hay vô cơ cũng chưa được thẩm định, nhưng chắc chắn cốt đường ống đó không phải là sợi bazan.
Theo http://vietbao.vn
TIN LIÊN QUAN
Dòng chảy phương Bắc 1 - tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu đã tạm ngừng hoạt động từ 4h ngày 31/8 theo giờ Moscow.
01/09/2022
Ôtô, TV, smartphone Trung Quốc đang thay thế hàng nhập khẩu từ Đức và Hàn Quốc tại Nga, sau làn sóng doanh nghiệp quốc tế rút khỏi Moskva.
31/08/2022
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022