Đường sắt hơn 100 năm tuổi sắp hồi sinh, Nga-Hàn-Triều đón "nguồn lợi kinh tế khổng lồ"?
Ngày hôm nay (26/6), Triều Tiên và Hàn Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc nối lại các tuyến đường sắt chạy xuyên biên giới hai nước. Đây được cho là công trình có thể tạo nên sự thay đổi tích cực cho mối quan hệ của hai miền bán đảo.
Cuộc thảo luận đã diễn ra tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở khu vực phi quân sự (DMZ) giữa biên giới hai nước.
Tuyến đường sắt xuyên quốc gia đã được Nhật Bản thiết kế và xây dựng từ những năm 1900, từ rất lâu trước khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ và hàng thập kỉ chia cách giữa hai miền. Đường sắt này kéo dài từ Seoul tới Bình Nhưỡng và đi qua thành phố Sinuiju ở gần biên giới với Trung Quốc.
Việc kết nối hai hệ thống và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đã xuống cấp của phía Triều Tiên sẽ tạo điều kiện cho Hàn Quốc mở rộng tuyến đường giao thương trên đất liền với các thị trường Trung Quốc, Nga và xa hơn nữa là châu Âu.
Bên cạnh đó, đường sắt này sẽ thể hiện sự thay đổi mang tính căn bản trên bán đảo bởi từ sau hiệp ước đình chiến năm 1953, các đường dây liên lạc dân sự trực tiếp đã bị cắt đứt hoàn toàn.
Mặc cho tình hình bán đảo đang có dấu hiệu ấm lên, đặc biệt cuộc gặp giữa ông Kim Jong Un với cả tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lẫn tổng thống Mỹ Donald Trump đều diễn ra thành công, Bình Nhưỡng vẫn chịu cấm vận nặng nề vì các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Trưởng đại diện Hàn Quốc Kim Jeong-ryeol thừa nhận tình hình chỉ có thể khả quan hơn khi các lệnh trừng phạt được nới lỏng.
"Tuy vậy, chúng ta có thể nghiên cứu và đề ra hàng loạt các dự án thiết thực sau khi cấm vận được dỡ bỏ," ông nói.
Trước đó, ông Kim Jong Un và ông Moon Jae-in đã đồng ý "tiến hành những bước đi thiết thực để nối lại tuyến đường sắt" trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 4 vừa qua.
Ông Moon cũng bày tỏ ý định nối tuyến đường sắt xuyên bán đảo với tuyến đường qua Siberia, tạo cầu nối tới châu Âu. Theo tổng thống Hàn Quốc, việc này sẽ đem lại "nguồn lợi kinh tế khổng lồ" cho cả Seoul, Bình Nhưỡng và Moskva.
Tuy vậy, việc người dân có thể đi lại tự do giữa các quốc gia cũng có thể tạo ra mối đe dọa an ninh cho cả hai miền bán đảo.
Phần cuối trong thước phim tư liệu của Triều Tiên về chuyến đi của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Nguồn :SBS News
Theo Thời đại
TIN LIÊN QUAN
Dòng chảy phương Bắc 1 - tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu đã tạm ngừng hoạt động từ 4h ngày 31/8 theo giờ Moscow.
01/09/2022
Ôtô, TV, smartphone Trung Quốc đang thay thế hàng nhập khẩu từ Đức và Hàn Quốc tại Nga, sau làn sóng doanh nghiệp quốc tế rút khỏi Moskva.
31/08/2022
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022