Giá lúa mì tăng tại Nga và Ukraine, trong khi giảm tại Pháp
Điều kiện thời tiết khô được cải thiện hỗ trợ cây trồng năm 2021. Giá lúa mì, hạt hướng dương thị trường nội địa Nga tiếp tục tăng.
Giá lúa mì Nga tăng do thời tiết khô, nhu cầu tăng cao
Giá xuất khẩu lúa mì Nga tăng tuần thứ 4 liên tiếp sau thời tiết khô tại một số khu vực và nhu cầu từ các nhà nhập khẩu tăng cao.
Nga – một trong những nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới – gieo trồng lúa mì vụ đông, làm gia tăng nguy cơ đối với cây trồng năm 2021, song điều kiện thời tiết dần được cải thiện trong 2 tuần qua.
Giá lúa mì Nga loại 12,5% protein khu vực Biển Đen giao tháng 11/2020 đạt 257 USD/tấn FOB, tăng 6 USD so với tuần trước đó, công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết.
SovEcon, công ty tư vấn có trụ sở tại Moscow cho biết, giá lúa mì tăng 7 USD lên 255 USD/tấn, trong khi giá lúa mạch tăng 3 USD lên 210 USD/tấn.
Giá lúa mì thị trường nội địa tiếp tục tăng mạnh, trong bối cảnh nhu cầu từ các nhà tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tăng mạnh.
Những người nông dân thận trọng dõi theo thị trường tăng trưởng vững và dự báo giá tăng cao. Đồng thời, thông tin về các hạn chế xuất khẩu và sự đảo chiều giữa tỉ giá đồng RUB/USD có thể khuyến khích hoạt động bán ra hơn nữa.
Bộ Nông nghiệp Nga cho biết, sẽ áp đặt hạn ngạch đối với xuất khẩu ngũ cốc Nga trong 6 tháng đầu năm 2021.
Đồng RUB đạt mức cao nhất 1 tháng so với đồng USD vào cuối tuần qua, song suy yếu sau đó.
Giá xuất khẩu lúa mì Ukraine tăng 7 USD/tấn
Nhu cầu từ các nhà nhập khẩu tăng cao và xuất khẩu lúa mì tăng cao đã hỗ trợ giá xuất khẩu lúa mì xay Ukraine năm 2020 tăng 7 USD so với tuần trước đó, công ty tư vấn nông nghiệp APK – Inform cho biết.
Giá lúa mì Ukraine loại 12,5% protein khu vực Biển Đen đạt 255-258 USD/tấn FOB. Với lúa mì loại 11,5% protein dao động 253-256 USD/tấn FOB.
Bộ Kinh tế Ukraine cho biết, nước này đã sử dụng 56,8% hạn ngạch xuất khẩu lúa mì năm 2020/21, xuất khẩu 9,94 triệu tấn lúa mì niên vụ từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021 tính đến ngày 21/10/2020.
Các thương nhân ngũ cốc và chính phủ thỏa thuận khối lượng lúa mì xuất khẩu trong niên vụ này không vượt quá 17,5 triệu tấn.
Ukraine xuất khẩu 20,5 triệu tấn lúa mì niên vụ 2019/20.
Ukraine chiếm khoảng 16% tổng xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu và bán 56,7 triệu tấn ngũ cốc niên vụ 2019/20.
Giá lúa mì Paris giảm sau khi tăng
Giá lúa mì trên sàn Euronext giảm theo xu hướng giá trên thị trường Chicago, thoái lui từ mức cao nhất nhiều năm trong tuần này, trong khi triển vọng mưa đối với vành đai trồng trọt tại Mỹ và Nga bởi thời tiết khô.
Giá lúa mì xay kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Euronext Paris giảm 2,25 euro tương đương 1,1% xuống 209 euro (247,06 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 214 euro/tấn – cao nhất kể từ tháng 8/2018.
Giá lúa mì trên sàn Chicago giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau khi đạt mức cao nhất gần 6 năm.
Các thương nhân chờ xem nếu giá lúa mì Mỹ được hưởng lợi từ điều kiện thời tiết ẩm ướt bởi mưa và tuyết.
Tại Nga – nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới – điều kiện thời tiết khô khu vực phía nam vào cuối tháng 10/2020, làm gia tăng mối hoài nghi về sự phát triển của cây trồng trước mùa đông.
Cơ quan ngũ cốc OAIC Algeria đã mua 720.000 tấn lúa mì trong đợt đấu thầu, hoạt động mua thứ 2 trong nhiều tuần.
Pháp và các nước khu vực phía bắc EU thuộc bờ biển Baltic được coi là khu vực có điều kiện thời tiết tốt.
Nguồn: VITIC/Reuters
TIN LIÊN QUAN
Trong ngày 13/5, lần đầu tiên kể từ tháng 2/2020, giá trị đồng ruble của Nga có thời điểm đã vượt qua mức 63 ruble đổi 1 USD, đồng thời chạm mức cao nhất trong vòng 5 năm qua so với đồng euro.
Tiêu thụ cà phê ở Nga đã giảm kể từ năm 2020: đầu tiên, việc đóng cửa do đại dịch covit gây ảnh hưởng tiêu cực, sau đó là giá nguyên liệu tăng lên do bị ảnh hưởng. Năm nay, lượng tiêu thụ có thể giảm thêm 7% nữa.
12/05/2022
Vào tháng 4 năm 2022, doanh số bán xe mới và xe thương mại hạng nhẹ ở Nga đã giảm 78,5%, tương đương 2,7 lần, xuống còn 32.706 chiếc so với 151.964 chiếc vào tháng 4 năm 2021, dữ liệu cho thấy từ Ủy ban các nhà sản xuất ô tô AEB.
11/05/2022
Công ty điều hành hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine (GTSOU) tuyên bố sẽ tạm ngừng quá trình trung chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu vào sáng ngày 11/5 theo giờ địa phương.
11/05/2022
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022