Giáo sư Nga nói lý do vì sao Việt Nam vượt Italia, lọt "Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới"
Mỹ sẽ xuống vị trí thứ ba, trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có tới 6 đại diện là các nền kinh tế mới nổi. Nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 20 thế giới vượt trước Italy. - báo Sputnik đưa tin cho hay.
"Rất có thể, — giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết. Việt Nam là một ví dụ nổi bật về các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất.
Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức sánh được với những chỉ số cao nhất thế giới thì Việt Nam sẽ vượt trước các nước láng giềng và sau đó vượt nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Một trong những nguyên nhân giải thích tại sao Việt Nam đạt được kết quả ấn tượng như vậy là bởi vì, khác với nhiều nước đang phát triển, Việt Nam xây dựng hệ thống ngành kinh tế quốc dân hoàn chỉnh, chứ không phải chỉ riêng một ngành hoặc mấy ngành kinh tế, - ông Mazyrin nói.
Giáo sư Nga không chia sẻ ý kiến của một số độc giả "Sputnik-Việt Nam" đã nhận xét rằng, nếu không có ngành công nghiệp nặng thì đất nước không thể phát triển ổn định.
"Mới gần đây, Việt Nam đã nhập khẩu kim loại và thép, mà hiện nay ngành luyện kim đã phát triển đến mức Việt Nam trở thành nước xuất khẩu ròng kim loại.
Ở Việt Nam có 14 nhà máy ô tô của các tập đoàn hàng đầu thế giới, ngoài ra nên nhớ về những thành tựu của đất nước trong lĩnh vực khai thác than, dầu mỏ và các khoáng sản khác. Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã phát triển khối công nghiệp nhẹ.
Và hiện nay trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam có máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện."
Khi nói về những yếu tố đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế Việt Nam, các chuyên gia phương Tây thường nhắc đến tỷ lệ tăng dân số, dân số trẻ và lao động rẻ và ưu đãi đầu tư trong pháp luật.
Giáo sư Vladimir Mazyrin đồng ý với quan điểm này, nhưng, ông lưu ý rằng, tất cả những yếu tố này có tính chất tạm thời. Dân số Việt Nam đang già hóa.
Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, nếu vào năm 2000 tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) là 7,5%, thì đến năm 2050 con số này sẽ tăng đến 23,5%.
Với sự gia tăng thu nhập và mức lương, lao động đang trở thành đắt hơn, kết quả là Việt Nam đang bước vào thời kỳ "bẫy thu nhập trung bình " khi đất nước đang mất sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp để thu hút vốn đầu tư. Nhưng, ở đây cũng có một số cạm bẫy. Thứ nhất, vì Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài, thì dòng đầu tư đang tăng lên làm gia tăng nợ công của Việt Nam.
Bây giờ nợ công ở mức 60% GDP, tức là lên mức độ nguy hiểm, và cùng với nợ nội địa có tỷ lệ nợ cao hơn GDP. Điều đó gây sự lo ngại của cả chính quyền Việt Nam và các nhà đầu tư. Giải pháp duy nhất là chấm dứt tình trạng "nóng" lên kinh tế với việc huy động vốn ngoại tệ, mà điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Thứ hai, Việt Nam đã biến thành một loại "vùng offshore" của các nước tư bản phát triển. Tại đây đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tập đoàn nước ngoài, đánh thuế thấp và tối thiểu.
Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trong ngân sách quốc gia và các ngân sách địa phương, mà hiện nay các địa phương cạnh tranh với nhau ai sẽ cung cấp nhiều ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, còn các công ty nước ngoài thường xuyên phàn nàn về những mất mát và không nộp thuế.
Sau 5-10 năm nữa những điều nói ở trên sẽ không còn là yếu tố quan trọng nhất. Nhưng, sẽ duy trì những yếu tố khác đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức liên kết với các cơ chế hợp tác sản xuất, các chuỗi giá trị mới.
Ngoài ra, việc giảm các rào cản hải quan giúp tạo ra những ngành công nghiệp mới định hướng xuất khẩu. Yếu tố quan trọng nhất đối với các nước ASEAN là sự tăng trưởng của thị trường nội địa.
Cùng với những thay đổi trong cơ cấu xã hội Việt Nam, cuộc đấu tranh thành công chống đói nghèo và sự phát triển của tầng lớp trung lưu sẽ mang lại những thay đổi về chất trong cơ cấu tiêu thụ, điều đó sẽ kích thích mạnh mẽ sự tăng trưởng kinh tế.
Một yếu tố quan trọng khác là sự ổn định chính trị và xã hội ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các thay đổi tích cực trong nước, chuyên gia Nga cho biết.
Theo Giáo Sư Vladimir Mazyrin
Viettimes
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022