Giới giàu Nga cất giữ 100-300 tỷ USD tại Thụy Sỹ
Một phần của khối tài sản khổng lồ này đang có nguy cơ bị đóng băng sau khi Chính phủ Thụy Sỹ tuyên bố thực thi các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào hàng trăm cá nhân và thực thể Nga...
Trong bối cảnh châu Âu đang nhắm tới giới giàu Nga nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine, Thụy Sĩ gây chú ý lớn khi mới đây đã từ bỏ lập trường trung lập truyền thống và cùng với Liên minh châu Âu (EU) áp dụng các lệnh trừng phạt.
Quốc gia 8,6 triệu dân này từ lâu là điểm đến hấp dẫn của giới giàu Nga với các quy định thông thoáng. Dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy tính tới tháng 9/2021, các cá nhân và doanh nghiệp Nga đang nắm giữ khoảng 11 tỷ USD tại các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sỹ - nhiều gấp đôi so với 5 tỷ USD tại Anh.
Tuy nhiên, con số này chỉ là bề nổi trong khối tài sản khổng lồ của người Nga tại Thụy Sỹ, bởi chưa bao gồm các tài khoản môi giới, khoản đầu tư và tài sản được nắm giữ thông qua doanh nghiệp nước ngoài.
Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ tại một số hãng quản lý tài sản lớn nhất Thụy Sỹ giới giàu Nga cất giấu khoảng 100 tỷ USD tại các nhà băng trên khắp Thụy Sỹ. Thậm chí, một nguồn tin còn ước tính con số này lên tới 300 tỷ USD – tương đương 40% GDP của quốc gia châu Âu.
Một phần của khối tài sản khổng lồ này đang có nguy cơ bị đóng băng sau khi Chính phủ Thụy Sỹ phá bỏ thế trung lập truyền thống và quyết định thực thi các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào hàng trăm cá nhân và thực thể Nga, bao gồm Tổng thống Putin.
Theo các nhà phân tích, sau nhiều năm duy trì những quy định nghiêm ngặt về bảo mật ngân hàng để trở thành “điểm nóng” lưu giữ tài sản tư nhân nước ngoài, quyết định trên giúp Thụy Sỹ gắn kết hơn với các nước láng giềng và có thể giúp gia tăng áp lực với chính quyền Tổng thống Nga Putin.
“Từ quan điểm đạo đức, Thụy Sỹ buộc phải thực thi các biện pháp trừng phạt này”, Chris Weafer, CEO của Macro-Advisory Ltd., có trụ sở tại Moscow, nói.
Chính phủ Thụy Sỹ đầu tuần này cho biết sẽ thực thi các biện pháp trừng phạt của EU với Nga, có hiệu lực ngay lập tức, sau khi vấp phải chỉ trích của các chính trị gia đảng đối lập, nhiều hãng thông tấn hàng đầu cũng như chính phủ các nước.
EU trước đó đã thêm 6 tỷ phú Nga vào danh sách trừng phạt, bao gồm Alexey Mordashov, Mikhail Fridman, Petr Aven, Alisher Usmanov, Gennady Timchenko và Alexander Ponomarenko.
Tỷ phú Usmanov là một trong những cư dân giàu nhất tại Thụy Sỹ. Ông là cổ đông lớn của hãng đầu tư Nga USM và nắm quyền kiểm soát tờ báo Kommersant của Nga. Theo Bloomberg Billionaire Index, ông Usmanov hiện sở hữu tài sản ước tính khoảng 19,7 tỷ USD.
Hôm 1/3, ông tuyên bố rút khỏi vị trí chủ tịch Liên đoàn Đấu kiếm Quốc tế có trụ sở tại Lausanne, Thụy Sỹ, với lý do các biện pháp trừng phạt của EU với ông là “bất công” và được đưa ra dựa trên “những cáo buộc sai trái và phỉ báng”.
Trong khi đó, ông Timchenko, có tài sản khoảng 11 tỷ USD, sở hữu một căn nhà tại khu nhà giàu Cologny, thành phố Geneva. Timchenko hiện nắm quyền kiểm soát Volga Group – công ty đầu tư có trụ sở tại Nga với cổ phần tại nhiều doanh nghiệp năng lượng, giao thông và xây dựng. Tỷ phú này được là có mối quan hệ mật thiết với Tổng thống Putin từ những năm 1990.
Tại Thụy Sỹ, ông Timchenko đồng sáng lập hãng giao dịch dầu mỏ Gunvor Group, có trụ sở tại Geneva. Năm 2014, ngay trước khi bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt liên quan tới việc Nga sáp nhập vùng Crimea của Ukraine, ông đã bán sạch cổ phần tại công ty này.
Một tỷ phú Nga khác có mối quan hệ lâu năm với Thụy Sỹ là Viktor Vekselberg, sở hữu tài sản 17 tỷ USD. Năm 2018, ông này cũng bị Mỹ áp lệnh trừng phạt. Từ đó, ông đã giảm cổ phần tại một loạt công ty Thụy Sỹ.
Thụy Sĩ cũng từng đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào một số quốc gia gồm Triều Tiên và Sudan, tuy nhiên chưa có biện pháp nào được thực thi. Tuy nhiên, lần này, Chính phủ Thụy Sỹ nhấn mạnh rằng "cuộc tấn công quân sự chưa từng có của Moscow vào một quốc gia châu Âu có chủ quyền là yếu tố quyết định" khiến họ đưa ra quyết định trừng phạt Nga.
Song song với đó, nước này cũng đang cố gắng giảm tầm quan trọng của các nhà đầu tư Nga. Theo Bộ trưởng Tài chính Thụy Sỹ Ueli Maurer, Ngân hàng Trung ương Nga (RCB) hiện cất giữ chưa tới 2% tổng tài sản của họ tại Thụy Sỹ và Nga hiện chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia này.
Theo vneconomy.vn
TIN LIÊN QUAN
Trong ngày 13/5, lần đầu tiên kể từ tháng 2/2020, giá trị đồng ruble của Nga có thời điểm đã vượt qua mức 63 ruble đổi 1 USD, đồng thời chạm mức cao nhất trong vòng 5 năm qua so với đồng euro.
Tiêu thụ cà phê ở Nga đã giảm kể từ năm 2020: đầu tiên, việc đóng cửa do đại dịch covit gây ảnh hưởng tiêu cực, sau đó là giá nguyên liệu tăng lên do bị ảnh hưởng. Năm nay, lượng tiêu thụ có thể giảm thêm 7% nữa.
12/05/2022
Vào tháng 4 năm 2022, doanh số bán xe mới và xe thương mại hạng nhẹ ở Nga đã giảm 78,5%, tương đương 2,7 lần, xuống còn 32.706 chiếc so với 151.964 chiếc vào tháng 4 năm 2021, dữ liệu cho thấy từ Ủy ban các nhà sản xuất ô tô AEB.
11/05/2022
Công ty điều hành hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine (GTSOU) tuyên bố sẽ tạm ngừng quá trình trung chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu vào sáng ngày 11/5 theo giờ địa phương.
11/05/2022
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022