Hãng ôtô lớn của Mỹ tìm đường trở về Nga
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Mỹ General Motors (GM) hiện đang tìm cách để trở lại thị trường Nga sau khi thoái lui tại Moscow bằng việc đóng cửa nhà máy St. Petersburg - nơi sản xuất các mẫu xe: Chevrolet Cruze, Opel Astra và Chevrolet Trailblazer.
Năm 2015, hãng xe này thông báo rút thương hiệu Opel khỏi thị trường Nga và ngừng lắp ráp các mẫu xe Chevrolet tại nhà máy liên doanh GAZ bởi doanh số sụt giảm nghiêm trọng.
Quyết định tái cơ cấu khiến tập đoàn ô tô Mỹ này thiệt hại gần 600 triệu USD.


GM loay hoay để vào lại thị trường Nga.
GM thông báo từ năm 2014, tốc độ tăng trưởng của hãng này ở Nga chỉ 10% do ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt đối với Nga và đáp trả lại của Moscow và quyết định đóng cửa hoàn toàn để tập trung vào thị trường xe sang ở châu Âu.
Thời điểm cuối năm 2016, GM nhận một "lệnh" từ phía ông Donald Trump khi vẫn mới chỉ là Tổng thống Mỹ đắc cử.
“General Motors đang gửi mẫu xe Chevy Cruze làm ở Mexico đến các đại lý bán ô tô Mỹ được miễn thuế khi qua biên giới. Hãy sản xuất ở Mỹ hoặc phải chịu thuế cao!” - ông Trump viết trên Twitter.
Mức thuế được đề cập tới ở đây có thể lên tới 35%.
Dưới áp lực từ người đứng đầu Nhà Trắng, GM sau đó công bố kế hoạch dành ra khoảng 9 tỉ USD cho chi phí vốn, trong đó có việc xây dựng những mẫu xe mới và nâng cấp nhà máy. Năm 2016, hãng công bố ít nhất 2,9 tỉ USD trong số này dành cho sản xuất động cơ và ô tô trong tương lai tại Mỹ.


GM đoán trước bán xe tại Mỹ sẽ thất bại nên tìm cách quay về Nga?
Song thực sự, việc đầu tư khi chịu sức ép và việc đầu tư khi có tính toán kinh tế là hoàn toàn khác nhau. GM đã bắt đầu triển khai song song nhà máy tại Trung Á nhằm tìm cách đưa ô tô giá rẻ quay lại thị trường Nga.
Song, chính sách cấm vận ngược lại của Nga đối với Mỹ đã khiến GM không thể đường đường chính chính trở lại St. Petersburg mà phải thông qua một công ty con ở Uzbekistan.
Hiện GM-Uzbekistan đang đàm phán với nhà máy Russian Derways vốn chuyên lắp ráp ô tô của Trung Quốc để quay trở lại thị trường Nga.
Nếu các cuộc đàm phán thành công, công ty GM-Uzbekistan sẽ cung cấp dòng ô tô giá rẻ Chevrolet cho Nga dưới thương hiệu Ravon. Dòng Chevy Cobalt sẽ được đổi tên thành Ravon R4, Spark - Ravon R2 và Aveo - Ravon R3. Mẫu Nexia và Lacetti sẽ được đặt tên là Ravon Gentra. Những mẫu xe trên gắn mác Chevrolet ở Uzbekistan và được xuất khẩu dưới tên thương hiệu Ravon.
“Kể từ tháng 10 năm ngoái, người Uzbekistan tìm kiếm một đối tác Nga để lắp ráp xe Ravon. Nhà máy Derways đang được xem xét song tôi phải nói rằng quyết định chưa được đưa ra và các cuộc đàm phán vẫn tiếp diễn”, một nguồn tin nói với trang Life.ru. Phát ngôn viên Ravon chưa xác nhận các cuộc đàm phán với nhà máy phía Nga.
75% hãng GM-Uzbekistan thuộc sở hữu của chính phủ quốc gia Trung Á, phần còn lại do hãng ô tô Mỹ nắm giữ.
Nhà phân tích thị trường Vladimir Bespalov thuộc hãng VTB Capital cho biết: “Ravon có thể bổ sung vào khoảng trống trong thị trường ô tô giá rẻ của Nga. Thị trường ô tô giá rẻ là khá lớn, doanh số các loại xe hạng B tăng vọt dù tổng doanh số ô tô giảm đi”.
May mắn hơn hãng ô tô của Mỹ, McDonald\'s lại có được sự đồng ý dễ dàng hơn để tạo lập thị trường ở Nga là kiếm tiền dễ dàng nhờ cấm vận. Nhượng quyền đã trở thành một chiêu thức mới được các công ty Mỹ thay nhau áp dụng để kiếm sống tại Nga trong bối cảnh trừng phạt và cấm vận liên miên tại Mỹ - Nga.
Cuối tháng 1, ông Khamzat Khasbulatov, Giám đốc điều hành phụ trách thị trường Nga của McDonald’s cho biết, năm 2017, hãng này có kế hoạch mở thêm ít nhất 50 cửa hàng mới tại Nga và hy vọng sẽ ký thỏa thuận nhượng quyền thương mại nhiều hơn để mở rộng hoạt động kinh doanh.


Hãng cung ứng đồ ăn nhanh Mỹ hốt bạc tại Nga.
Vị Giám đốc điều hành khẳng định Nga là một thị trường béo bở và McDonald\'s đã mở 73 cửa hàng mới trong năm 2016.
Ông cho biết mục tiêu mở 50 cửa hàng mới vào năm 2017 không có nghĩa tốc độ phát triển của McDonald’s tại Nga chậm đi mà là tạo sự tăng tốc thông qua việc nhượng quyền - một cách làm “vừa nhanh tốc độ, vừa rộng quy mô”.
Được biết hiện tại McDonald’s mới thực hiện được 3 thương vụ nhượng quyền tại Nga và 2 trong số đó đã được mở cửa hàng của mình ở Urals và Siberia, nâng tỷ lệ cung cấp thực phẩm cho những nhà cung ứng địa phương lên tới 100% vào cuối năm 2018, từ mức hiện tại là 85%.
Có thể thấy rõ, những chính sách ưu đãi doanh nghiệp tại Nga trong thời buổi kinh tế khó khăn từ cấm vận xuôi ngược đã khiến nhiều công ty nước ngoài tìm cách "lách luật" để được đầu tư ở Nga và vừa kiếm tiền, vừa nâng đỡ nền kinh tế Nga khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ cấm vận.
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022