Iraq hủy hợp đồng với Thổ Nhĩ Kỳ để ký với Nga
Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom có thể sớm có được tới 51% dự án khai thác mỏ khí đốt Mansuriya của Iraq sau khi Baghdad phá vỡ hợp đồng với tập đoàn do Türkiye Petrolleri Anonim Ortakligi của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu.
Mỏ Mansuriya ở Iraq |
Theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Iraq, Ihsan Abdul Jabbar, chính quyền Iraq đã phá vỡ hợp đồng với một nhóm các nhà thầu do công ty nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Türkiye Petrolleri Anonim Ortakligi (TPAO) dẫn đầu trong dự án khai thác mỏ khí đốt Mansuriya, mà không giải thích lý do vi phạm hợp đồng.
Vào cuối năm 2019, người tiền nhiệm của ông là Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ, Thamer al-Ghadban, đã chỉ ra rằng tập đoàn Nga GazpromNeft, một công ty con của Gazprom, có thể được giao tới 51% dự án mỏ Mansuriya.
Ông el-Ghadban sau đó chỉ rõ rằng cổ phần cuối cùng của GazpromNeft sẽ phụ thuộc vào quyết định của tập đoàn này là muốn tham gia dự án trong một liên danh hay một mình.
Theo GazpromNeft, chính quyền Iraq nên tự thể hiện sự lựa chọn của mình vào cuối năm 2020.
Mỏ khí Mansuriya
Mỏ khí đốt Mansuriya của Iraq nằm ở biên giới với Iran. Trữ lượng ước tính khoảng 130 tỷ mét khối. Việc thực hiện hợp đồng trước đó, được ký vào năm 2010, đã bị TPAO đình chỉ vào năm 2014 vì lý do an ninh trong bối cảnh xung đột do IS gây ra.
Hiện Iraq dự định tìm một đối tác sẽ đưa ra các giải pháp kỹ thuật tốt nhất cho hoạt động của Mansuriya. Chính quyền nước này có thể lựa chọn giữa các công ty đã có mặt trong khu vực như ExxonMobil, Shell, BP, Eni, Total, CNOOC, CNPC, Korea Gas Corp (KOGAS), Inpex hoặc Itochu. Hơn nữa, các nhà phân tích tin rằng các nhà khai thác châu Âu sẽ không thể hiện sự quan tâm đến dự án này vì những rủi ro quân sự và chính trị, tờ báo Nga Kommersant lưu ý.
GazpromNeft ở Iraq
Tập đoàn GazpromNeft đã có mặt ở Iraq, nơi họ điều hành mỏ dầu Badra, ở phía đông đất nước.
Theo thỏa thuận ký năm 2010, cổ phần của GazpromNeft chiếm 30% trong dự án, trong khi KOGAS của Hàn Quốc nắm giữ 22,5%, Petronas của Malaysia 15% và TPAO của Thổ Nhĩ Kỳ 7,5%, trong khi chính phủ Iraq sở hữu 25%.
Theo thông cáo báo chí của GazpromNeft, hợp đồng này có thời hạn 20 năm và có thể gia hạn thêm 5 năm.
Theo Petrotimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Trong ngày 13/5, lần đầu tiên kể từ tháng 2/2020, giá trị đồng ruble của Nga có thời điểm đã vượt qua mức 63 ruble đổi 1 USD, đồng thời chạm mức cao nhất trong vòng 5 năm qua so với đồng euro.
Tiêu thụ cà phê ở Nga đã giảm kể từ năm 2020: đầu tiên, việc đóng cửa do đại dịch covit gây ảnh hưởng tiêu cực, sau đó là giá nguyên liệu tăng lên do bị ảnh hưởng. Năm nay, lượng tiêu thụ có thể giảm thêm 7% nữa.
12/05/2022
Vào tháng 4 năm 2022, doanh số bán xe mới và xe thương mại hạng nhẹ ở Nga đã giảm 78,5%, tương đương 2,7 lần, xuống còn 32.706 chiếc so với 151.964 chiếc vào tháng 4 năm 2021, dữ liệu cho thấy từ Ủy ban các nhà sản xuất ô tô AEB.
11/05/2022
Công ty điều hành hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine (GTSOU) tuyên bố sẽ tạm ngừng quá trình trung chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu vào sáng ngày 11/5 theo giờ địa phương.
11/05/2022
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022