Năm 2015: ngân sách quốc phòng Nga có thể giảm 10%
Ngân sách dành cho quốc phòng năm nay sẽ được theo dõi chặt chẽ, chủ yếu nhìn vào diễn biến tình hình Ukraina, khi các quốc gia phương Tây cáo buộc Mátxcơva cung cấp vũ khí và binh lính cho phe nổi dậy ở miền đông Ukraina. Nga phủ nhận quân đội của mình hiện diện ở miền đông Ukraina.
Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết có lẽ phải cắt giảm 10% ngân sách chung, ngoại trừ quốc phòng, được coi là sự "be bờ" khá kỹ của Tổng thống Vladimir Putin.
Tuy nhiên, dù ủng hộ, song "các bộ quyền lực" quan trọng nhất trong chính phủ Nga đang bắt đầu cảm thấy áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này. Và Sergei Chemezov - CEO của Rostec, một đồng minh quan trọng của ông Putin cũng như nằm trong danh sách trừng phạt của phương Tây vì Ukraina, hôm 24.2 chỉ ra rằng việc cắt giảm có thể ảnh hưởng đến quân đội.
"Ngân sách có thể cắt giảm một chút, trong vòng 10%, nhưng quyết định cụ thể vẫn chưa được đưa ra", ông Chemezov nói trong một cuộc họp báo bên lề một hội nghị quốc phòng tại Abu Dhabi, thủ đô của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Dù trước đó từng khẳng định rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ không gây ảnh hưởng gì đến ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, song nay ông Chemezov cũng phải thừa nhận ngành công nghiệp này đang phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới.
"Các biện pháp trừng phạt buộc chúng tôi phải tự sản xuất (thiết bị). Trước khi chịu các lệnh trừng phạt, chúng tôi mua nhiều vũ khí từ Ukraina. Cho đến năm 2017, chúng tôi có kế hoạch sản xuất thay thế toàn bộ thiết bị nhập khẩu", ông Chemezov nói.
Trong tình hình giá dầu giảm mạnh, chạm ngưỡng thấp kỷ lục hồi tháng 6, trang thiết bị quốc phòng sẽ là một nguồn thu ngoại tệ hữu ích. Hiện đồng USD Mỹ mạnh hơn đồng Ruble Nga có lợi cho việc xuất khẩu vũ khí, ông Chemezov cho biết.
Nga có một đơn hàng vũ khí trị giá 40 tỷ USD trong 3-4 năm tới, với khách hàng lớn đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông, Mỹ Latin- ông Chemezov cho biết thêm.
Theo http://laodong.com.vn
TIN LIÊN QUAN
Nga có thể đạt doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD từ tiền bán khí đốt cho châu Âu trong năm nay, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.
20/05/2022
Đồng tiền của Nga đã tiếp tục củng cố vị thế, tăng lên mức cao nhất trong 4 năm so với đồng USD và đạt mức cao nhất trong 7 năm so với đồng euro vào ngày 20/5.
20/05/2022
Bộ Phát triển Kinh tế Nga vừa đưa ra bản dự báo kinh tế vĩ mô xấu đi đáng kể cho năm 2022.
19/05/2022
Phó thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 19/5 cho biết khoảng một nửa trong số 54 công ty có hợp đồng khí đốt với tập đoàn năng lượng Gazprom đã mở tài khoản bằng đồng ruble.
19/05/2022
Nhu cầu sụt giảm, cuộc khủng hoảng hậu cần, linh kiện ô tô tại thị trường Nga do chiến dịch quân sự tại Ukraine là câu chuyện báo chí tuần này.
17/05/2022
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022