Nga cấp khoản tín dụng 5 tỷ USD cho Iran phát triển kinh tế
Ngày 7-1, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, Moscow có thể giải ngân khoản tín dụng trị giá 5 tỷ USD cho Tehran ngay trong năm nay, nếu mọi thủ tục được hoàn tất trong quý I năm 2016.
Như được biết, các tài liệu sơ bộ về việc Nga cấp cho Iran khoản vay cấp nhà nước này đã được ký kết trong chuyến thăm Tehran của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuối tháng 11 năm 2015. Khi về nước, nguyên thủ nhà nước Nga đã ra lệnh cho các cơ quan chức năng xúc tiến việc này.
Khi đó, ông Putin đã tuyên bố rằng, Nga sẽ tăng cường hợp tác về công nghiệp với Iran và sẵn sàng phân bổ cho hạng mục này khoản tín dụng nhà nước 5 tỷ USD. Tổng thống Nga cho biết là khoản tiền này sẽ được sử dụng cho 35 dự án năng lượng, xây dựng hạ tầng, cảng biển, điện khí hóa và đường sắt.
Ông Hassan Beheshtipour, bình luận viên của kênh truyền hình “Press TV” của Iran cho rằng, gói tín dụng nhà nước mà Nga cho Iran vay là một bước tiến lớn trong sự hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa hai nước. Khoản vay này sẽ làm gia tăng khả năng sớm thực hiện các dự án của Nga tại Iran.
Khoản đầu tư trị giá 5 tỷ USD của Nga vào nền kinh tế Iran nhằm mục đích thực hiện một số dự án chiến lược quan trọng, được khởi xướng bởi chính nước Nga. Đó là dự án của Hãng Đường sắt Nga (RZhD), dự án xây dựng các lò phản ứng mới cho nhà máy điện hạt nhân và nhà máy nhiệt điện.


Tiêm kích F-14S Iran hộ tống máy bay ném bom Tu-95MSS Nga phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria
Chuyên gia Hassan Beheshtipour cho biết, trước đây, Nga đã có kinh nghiệm đầu tư thành công vào một số dự án công nghiệp và hạ tầng giao thông ở Iran. Trong số đó có dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện "Ramin" ở Ahvaz, dự án xây dựng tuyến đường sắt từ thành phố Julfa.
Vì vậy, khoản tín dụng mà Moscow cấp cho Tehran là sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong hợp tác kinh tế, củng cố khả năng thực hiện một số dự án của Nga tại Iran và mở ra cánh cửa cho Iran vào thị trường Nga. Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thực hiện các hiệp định và thỏa thuận mà hai nước đã ký kết trong vòng 2-3 năm qua.
Ông Hoshyar Rostami, một chuyên gia độc lập của Iran về các vấn đề kinh tế, lưu ý rằng, Tehran là một đối tác đáng tin cậy và có đủ khả năng thực hiện bất kỳ nghĩa vụ kinh tế về thanh toán các khoản tiền vay. Các chủ nợ không có lý do gì phải lo lắng về đất nước này.
Ông Rostami cho biết, thực tế rất phổ biến trên thế giới hiện nay là các quốc gia đều yêu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án quan trọng. Thậm chí các quốc gia giàu có như Mỹ và Nhật Bản, với nền kinh tế phát triển cao cũng có nợ nước ngoài lớn.
Trong trường hợp với Iran, tình hình hơi có khác biệt do một số biện pháp hạn chế về kinh tế của phương Tây. Tổng nợ nước ngoài của Iran hiện rơi vào khoảng 6000 tỷ USD. Chỉ số này là khá tốt và cho thấy rằng, Tehran có thể sử dụng cơ hội nhận được khoản vay này của Nga.


Iran là đồng minh quan trọng nhất của Nga ở Trung Đông
Nền kinh tế Iran đang phát triển năng động với tiềm năng to lớn, tình hình kinh tế không có những dấu hiệu báo động cho các nhà đầu tư. Tổng nợ nước ngoài của Iran cũng không lớn lắm, vì thế nước này có đủ khả năng thanh toán được các khoản nợ trong quá trình thực hiện các dự án quan trọng.
Phương Tây dỡ bỏ trừng phạt Iran, Nga vẫn là đối tác quan trọng nhất
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi trầm trọng từ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã tạo cơ hội cho sự xích lại gần nhau giữa Nga và Iran.
Ông Mohammad Hassan Asafari, đại biểu Quốc hội, Bí thư thứ nhất Ủy ban An ninh Quốc gia của Cục quan hệ đối ngoại Iran tuyên bố với báo giới Nga rằng, nước này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Nga phá vỡ vòng vây của phương Tây.
Ông cho biết, Tehran hiện là một trong những thành viên nổi bật nhất của Phong trào Không liên kết, nên có thể xây dựng những cơ chế nhằm ủng hộ chính sách chống phương Tây của Moscow, cũng như hỗ trợ nền kinh tế Nga đang phải đối mặt các biện pháp trừng phạt.
Trong các cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Thủ tướng nước này Hassan Rouhani, cũng như trong các cuộc gặp ở cấp bộ trưởng ngoại giao, hai nước đã đặt nền tảng cho cuộc đối thoại chính trị, sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt và công bố những ưu tiên trong quan hệ Nga-Iran.
Ví dụ như sự hiệp lực trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, về sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình và quân sự-kỹ thuật, cùng với sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.
Kế hoạch hành động chung chống IS, dự án của Nga xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới ở Iran và cung cấp nhiên liệu cho các cơ sở đó, việc cung cấp các hệ thống phòng không S-300 là những bước đi quan trọng nhất, nhằm tăng cường mức độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
Ông Asafari cho biết rằng, người dân nước này nhớ rõ một điều rằng, trong khi nước Cộng hòa Hồi giáo Iran phải đối mặt lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây thì Liên bang Nga vẫn là đối tác thương mại quan trọng chiến lược đối với đất nước của mình.
Hiện nay, mức kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn còn chưa xứng tầm phát triển kinh tế của Iran và Nga. Điều này đòi hỏi Tehran và Moscow phải có ý chí chính trị để gạt bỏ những chướng ngại vật, đang cản trở giao dịch thương mại song phương.


Nga vừa bán 150 máy gặt đập liên hợp cho Iran
Điều không kém quan trọng là, ở Iran sự tin cậy vào Nga, bắt đầu vào những năm 1990 đang ngày càng tăng lên. Hiện nay, số người ở Iran có thái độ thân thiện với Nga, cả trên đường phố và trong các văn phòng cao cấp, đã trở nên áp đảo so với những người không có thiện chí.
Tất nhiên là việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Iran đồng nghĩa với việc Tehran sẽ tái lập quan hệ với phương Tây. Tuy nhiên, ông Asafari cho rằng, Iran và Nga là hai nước láng giềng và hai đối tác lịch sử, đơn giản là không thể có mối quan hệ nào thay thế được quan hệ Nga-Iran.
Đầu tháng 11-2015, Hoa Kỳ tiếp tục thể hiện thái độ “thù địch” với Tehran khi quyết định kéo dài thêm một năm "tình trạng khẩn cấp" trong quan hệ với Iran, vốn công bố từ hơn 30 năm trước đây, đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ gia hạn trừng phạt chống Iran thêm một năm.
Những điều này càng cho Tehran thấy được, chỉ có mối quan hệ với Moscow là chân thực nhất và bền chặt nhất. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Nga và Iran cũng sẽ không thay đổi lập trường này. Trong cuộc chiến địa-chính trị ở Trung Đông và bảo vệ chính quyền Assad, Tehran đã trở thành đồng minh quan trọng nhất của Moscow.


Tướng Iran Qasem Suleimani thống lĩnh vài nghìn quân đến giúp Syria
Nga và Iran đã chia sẻ quan điểm về Syria ngay từ ngày đầu cuộc nội chiến ở nước này nổ ra. Moscow và Tehran đều cho rằng, không có sự thay thế nào cho giải pháp hoà bình để giải quyết cuộc xung đột Syria và cần phải hỗ trợ chính phủ hợp pháp của Tổng thống Bashar al-Assad do nhân dân bầu ra.
Vừa qua, Nga và Iran đã nỗ lực giúp đỡ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và các phe nhóm đối lập ở Syria và đã thành lập Liên minh Nga-Syria-Iran-Iraq, kết hợp với lực lượng Hezbollah ở Lebanon.
Liên minh này cũng đã thành lập trung tâm chia sẻ thông tin tình báo, đồng thời Nga đóng vai trò lãnh đạo và trực tiếp tiến hành hoạt động không kích các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, còn Iran trực tiếp điều quân huấn luyện, hỗ trợ tác chiến cho lực lượng quân chính phủ Syria và điều phối hoạt động của lực lượng Hezbollah Lebanon.
Nga và Iran thống nhất quan điểm cần thành lập một mặt trận chống khủng bố rộng rãi chống IS, mà trung tâm của nó là quân đội Syria và quân đội Iraq cũng như người Kurd. Trong kế hoạch này, ông Assad sẽ tiếp tục nắm quyền và sau đó sẽ thành lập một chính phủ liên minh mới.
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022