Nga có thể hạ lãi suất tiếp 1% dù đồng rúp tái lao dốc so vớ
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) có thể hạ lãi suất cho vay chủ chốt bớt 1% trong tuần tới do lạm phát suy yếu và giảm tốc kinh tế ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, đà lao dốc gần đây của đồng rúp có thể ngăn chặn ngân hàng này cắt giảm lãi suất quá mạnh.
Từ đầu năm đến nay, CBR đã cắt giảm lãi suất tổng cộng 4.5% xuống 12.5%. Được biết, vào tháng 12/2014, ngân hàng này đã nâng mạnh lãi suất tới 6.5% khi nỗi sợ hãi bao trùm các thị trường tài chính Nga.
“Mối lo ngại về lạm phát đã vượt đỉnh và nền kinh tế chưa bộc lộ tín hiệu chạm đáy. Tất cả những điều đó sẽ tiếp tục lắng dịu”, nhận định của ông Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng thị trường mới nổi tại Capital Economics.
Lạm phát tại Nga đã suy yếu so với mức đỉnh 16.9% trong tháng 3 xuống 15.8% trong tháng 5, trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tháng 4 giảm 4.2% so cùng kỳ năm ngoái, mức sụt giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ năm 2009.
Tất cả 24 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters đều dự báo CBR sẽ cắt giảm lãi suất từ mức hiện tại 12.5% với biên độ cắt giảm dao động từ 0.5-1%, thấp hơn so mức cắt giảm 1.5% tại cuộc họp hôm 30/04.
Hiện đồng rúp đã giảm hơn 11% so với đồng USD kể từ giữa tháng 5/2015, thời điểm CBR bắt đầu mua ngoại tệ trên thị trường để bổ sung cho kho dự trữ - một thay đổi từng khiến một số nhà phân tích kỳ vọng CBR sẽ áp dụng một lộ trình hạ lãi suất thận trọng hơn.
“Nếu ngân hàng trung ương không cố gắng làm cho đồng rúp yếu hơn thông qua các biện pháp khác, chúng ta sẽ chứng kiến động thái cắt giảm mạnh lãi suất tại cuộc họp sắp tới”, nhận định của nhà phân tích Simon Quijano-Evans tại Commerzbank.
Thống đốc CBR Elvira Nabiullina trong tuần trước đã cảnh báo về các rủi ro của việc cắt giảm lãi suất quá nhanh. Cũng trong tuần trước, cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin cho biết tốt hơn nên giữ nguyên lãi suất trong tháng này vì lạm phát vẫn còn cao và nguy cơ đồng rúp sẽ tiếp tục rớt giá.
Theo http://vietstock.vn
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022