Vietnews.ru
Kinh tế

Nga đối mặt nguy cơ lạm phát “nhập khẩu” tăng cao

14/06/2022 (Đọc 6 phút)


Báo Độc lập (Nga) số ra mới đây có bài viết cho biết theo giải thích của Ngân hàng trung ương Nga (BoR), việc thiếu các mặt hàng nhập khẩu quan trọng sẽ tác động đến việc tăng giá trong nước.

Người dân mua hàng tại một siêu thị ở thủ đô Moskva, Nga ngày 6/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân mua hàng tại một siêu thị ở thủ đô Moskva, Nga ngày 6/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Trung tâm Phát triển của Trường Kinh tế Cao cấp (HSE) cảnh báo lúc này Nga không nên để lạm phát tăng cao nếu không sẽ có nguy cơ xảy ra một “cuộc khủng hoảng tài chính như năm 1998”.

Một tình thế khó khăn đang nảy sinh trong nền kinh tế Nga. Nước này vừa phải đảm bảo các mặt hàng nhập khẩu quan trọng, nhưng không được để lạm phát “nhập khẩu” tăng cao kỷ lục.

Ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lạm phát trong tháng 5/2022 ước tính ở mức 8,1% - mức cao kỷ lục kể từ khi đồng euro ra đời. Tại Mỹ, lạm phát trong tháng 5/2022 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/1981 là 8,6%.

Sau khi hạ lãi suất cơ bản xuống mức 9,5%/năm vào cuối tuần trước, Ngân hàng trung ương Nga cho biết trong kịch bản cơ bản, lạm phát ở Nga dự kiến sẽ đạt 14-17% vào cuối năm 2022. Đồng thời, “hiệu quả của quá trình thay thế nhập khẩu, cũng như quy mô và tốc độ của sự phục hồi nhập khẩu các mặt hàng thành phẩm, nguyên liệu và linh kiện sẽ là yếu tố quan trọng quyết định chỉ số lạm phát sắp tới”.

Tình hình nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến giá theo các hướng khác nhau. Một mặt, như Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiulina giải thích, các yếu tố gây lạm phát bao gồm rủi ro từ phía nhà cung cấp: “Trước hết, chúng ta đang nói về các nhà sản xuất đặc biệt phụ thuộc vào nhập khẩu.

Họ phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong việc hoàn thiện chuỗi công nghệ, sản xuất và cung ứng. Không có điều này thì không thể bổ sung dự trữ cần thiết cho nền kinh tế. Về các sản phẩm phi thực phẩm, nếu hàng tồn kho tiếp tục giảm và việc bổ sung vẫn gặp khó khăn thì năng lực sản xuất có thể bị hạn chế và làm tăng áp lực lên lạm phát”.

Mặt khác, theo ông Aleksandr Khaminsky - thành viên của Hội đồng Doanh nghiệp Nga, mặc dù thực tế là kinh tế Nga đang ở trong tình trạng bị cô lập nhưng tác động của lạm phát ở phương Tây chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới Nga”.

Ông Aleksandr Khaminsky giải thích: “Thậm chí nếu chúng ta nói tới nhập khẩu song song, thì các sản phẩm nhập khẩu vào Liên bang Nga sẽ luôn tăng giá tại các thị trường sản xuất. Như vậy, hàng hoá này đến Nga với giá cao hơn”. Nhưng tác động lạm phát sẽ có sự phân hoá tuỳ thuộc vào loại hàng nào được nhập khẩu.

Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng tại Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng tại Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/ TTXVN

Đồng quan điểm này, ông Valery Mironov - Phó giám đốc Trung tâm Phát triển HSE, cho biết: “Trong tương lai gần, các mặt hàng nhập khẩu giá cao từ các nhà cung cấp mới có thể sẽ xuất hiện (như tôm Belarus), cũng như giá sản phẩm thay thế nhập khẩu mới của các nhà sản xuất trong nước mới sẽ tăng lên”.

Nhà phân tích hàng đầu của công ty đầu tư Freedom Finance Natalya Milchakova cho biết theo dự báo của Ngân hàng trung ương Nga, giả sử lạm phát cuối năm nay ở mức từ 14-17% thì có thể hy vọng việc tăng giá ở Nga trong thời gian tới sẽ chậm lại và thậm chí là xuất hiện rủi ro giảm phát trong vài tháng tới.

Bà Milchakova nói thêm: “Dự báo này có vẻ thực tế vì nhập khẩu hiện đã giảm. Mặc dù các yếu tố gây lạm phát có khả năng xuất hiện trở lại vào cuối năm nay, nhưng điều này sẽ là do Nga tăng dòng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ các nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Những mặt hàng này sẽ không rẻ, vì vậy trong quý IV/2022, lạm phát tiêu dùng có thể bắt đầu tăng trở lại, dù không nhiều như quý đầu tiên”.

Cố vấn của Tổng giám đốc Otkritie Investments về kinh tế vĩ mô, ông Sergey Khestanov, nói: “Việc khôi phục nhập khẩu tất nhiên sẽ làm tăng nhu cầu ngoại tệ và làm suy yếu phần nào đồng ruble. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán thời điểm và bản chất của tác động này, cũng như hậu quả đối với giá sản xuất trong nước”.

Như chuyên gia Valery Mironov giải thích, khi nói về tác động của lạm phát toàn cầu đối với kinh tế Nga, điều quan trọng cần lưu ý là chính thời kỳ lạm phát có thể kéo dài, vì tổng gánh nặng nợ trong nền kinh tế toàn cầu đã quá mức.

Chuyên gia Mironov cảnh báo Nga không nên thả nổi lạm phát, bởi vì trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Nga sẽ cần phải có nguồn tài chính. Trong trường hợp không có dòng vốn nước ngoài Nga chỉ có thể dựa vào các khoản vay trong nước và lạm phát thấp là điều quan trọng để thúc đẩy các khoản vay, nếu không một cuộc khủng hoảng tài chính mới ở Nga sẽ xảy ra./.

Theo Bnews


Tags: lạm phát, nhập khẩu,
#xuất nhập khẩu #Lạm phát


TIN LIÊN QUAN

Báo Độc lập (Nga) số ra mới đây có bài viết cho biết theo giải thích của Ngân hàng trung ương Nga (BoR), việc thiếu các mặt hàng nhập khẩu quan trọng sẽ tác động đến việc tăng giá trong nước.

Kinh tế,

14/06/2022

Các quan chức Mỹ được cho là đang khuyến khích các công ty nhập khẩu phân bón tăng cường mua hàng từ Nga để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Kinh tế,

14/06/2022

Các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với hệ thống SWIFT khẳng định việc này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động ngân hàng, và họ đã sẵn sàng đối phó với tình huống như vậy.

Kinh tế,

14/06/2022

Hãng tin Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết 2 ngân hàng JPMorgan Chase và Goldman Sachs của Mỹ đã tạm đình chỉ giao dịch xử lý nợ công của Nga.

Kinh tế,

14/06/2022

Tính từ đầu mùa vụ năm nay, Nga đã xuất khẩu 1.600000 tấn dầu thực vật, trong đó quốc gia nhập khẩu nhiều dầu nhất của nước này là Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Ai Cập.

Kinh tế,

14/06/2022

Trong 100 ngày đầu chiến sự ở Ukraine, Nga thu được 98 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, phần lớn trong số đó đến từ EU.

Kinh tế,

13/06/2022

Thẻ Mir thuộc Hệ thống thẻ thanh toán quốc gia của Nga hiện đã được chấp nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ, Abkhazia, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Nam Ossetia và Việt Nam.

Kinh tế,

13/06/2022

Chủ tịch Liên minh các nhà sản xuất thịt lợn Nga Yuri Kovalev cho biết sản lượng thịt lợn của nước này dự kiến ​​sẽ tăng 200.000 tấn trong năm nay, nhưng khó xuất khẩu.

Kinh tế,

13/06/2022

Nga quay trở lại mua vàng để dự trữ vàng trong bối cảnh bị áp đặt các lệnh trừng phạt của phương Tây vì chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Kinh tế,

12/06/2022

Đồng ruble của Nga trong phiên giao dịch ngày 10/6 đã tăng giá sát mức cao nhất trong 2 tuần qua so với đồng USD, trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi Ngân hàng trung ương nước này công bố quyết định giảm lãi suất cơ bản.

Kinh tế,

10/06/2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

06.06.2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022