Nga dự định chi 180 tỷ USD phát triển hàng không
Tổng thống Medvedev thông báo Nhà nước Nga dự định chi hơn 5.000 tỷ rúp (gần 180 tỷ USD) để nâng cấp các sân bay dân dụng, đổi mới các loại máy bay dân dụng, tăng cường tiềm lực của không quân, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô các loại dịch vụ hàng không.
Ông Medvedev nêu nhiệm vụ cần chế tạo các loại máy bay và xây dựng các sân bay Nga có khả năng cạnh tranh với nước ngoài về chất lượng và giá cả. Đặc biệt, máy bay Nga cần bắt kịp máy bay các nước tiên tiến về những tính năng chủ yếu như tiếng ồn động cơ, mức tiêu thụ nhiên liệu, tầm bay xa, hệ thống điện tử trang bị trên máy bay và độ an toàn.
Tổng thống cũng nhấn mạnh cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hàng không Nga, phát huy kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, chế tạo các loại máy bay hiện đại thông qua việc cải tiến và nâng cấp ngành hàng không, khuyến khích công tác thiết kế-phát minh và hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác nước ngoài.
Tổng thống Medvedev nêu rõ Nga đang chế tạo các loại máy bay dân dụng và quân sự đầy triển vọng như Sukhoi SuperJet-100, MS-21, Su-30, Su-35 và Mi-28N và kết luận hoạt động hàng không là một trong những hướng ưu tiên để hiện đại hoá nền kinh tế Nga.
Bên cạnh đó, Tổng thống Medvedev cũng nêu một số bất cập trong công tác phát triển hàng không Nga và chỉ rõ mặc dù Nhà nước liên bang đã chi một khoản kinh phí đáng kể nhưng một loạt vấn đề của ngành hàng không vẫn chưa được giải quyết triệt để, trong đó cơ sở hạ tầng của nhiều sân bay không đáp ứng yêu cầu hiện đại về tổ chức các chuyến bay, các máy bay chở khách quá cũ...
TIN LIÊN QUAN
Ngày 26.6, bốn nước G7 đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga, đánh dấu động thái mới trong nỗ lực phong toả kinh tế của nước này vì chiến sự tại Ukraine.
26/06/2022
Chính phủ Đức cảnh báo rằng sau đợt bảo trì dài 10 ngày từ 11 – 21/7, đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt từ Nga có thể không được mở khóa van trở lại.
Ngày 22/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao nguy cơ vỡ nợ của Moskva.
22/06/2022
Bất chấp ảnh hưởng từ những lệnh cấm vận và biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng Rúp Nga đang tiếp tục tăng giá so với đồng USD, trở thành đơn vị tiền tệ mạnh nhất thế giới nửa đầu năm nay.
22/06/2022
Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng Ukraine, Thụy Sĩ nhập khẩu vàng từ Nga, cho thấy lập trường của ngành này với Nga có thể đã bớt căng thẳng.
22/06/2022
Tata Steel đã nhập khẩu khoảng 75.000 tấn than từ Nga trong nửa cuối tháng 5/2022, chỉ vài tuần sau khi cam kết ngừng kinh doanh với phía Nga.
21/06/2022
Quan chức cấp cao của EU khẳng định liên minh này không nhắm vào lương thực và phân bón của Nga.
21/06/2022
Hiện chương trình này áp dụng đối với các gia đình có con sinh từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2022, và các khoản vay này có thể được thực hiện đến hết năm 2023.
21/06/2022
Đồng đô la đã giảm 97 kopecks hoặc 1,72%, xuống còn 55,44 rúp vào lúc 15:06 giờ Moscow, theo dữ liệu từ Sở giao dịch Moscow. Đồng tiền của Mỹ đang giao dịch ở mức này lần đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 7 năm 2015.
Sau gần 4 tháng diễn ra khủng hoảng Ukraine, hơn 100 công ty từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn hoạt động tại Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt.
20/06/2022