Nga hạ lãi suất
Ngân hàng Trung ương Nga (BOR) đang chịu nhiều áp lực đòi hạ lãi suất từ các nhà công nghiệp và các ngân hàng thương mại, sau khi nâng lãi suất đồng rúp tăng 6,5% lên 17%/năm trong một phiên họp khẩn cấp vào tháng 12-2014.
Nhưng với lạm phát phi mã và giá dầu - hàng xuất khẩu chính của xứ Bạch dương - tiếp tục hạ, đồng rúp vẫn chìm dưới áp lực. Lo ngại về những lệnh trừng phạt mới của phương Tây trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Ukraine làm tăng thêm áp lực đó.
Nhà Trắng cho rằng động thái mới nhất của Moscow chứng tỏ nền kinh tế Nga đang hứng chịu những hậu quả tiêu cực do “cuộc viễn chinh vào Đông Ukraine” của Tổng thống Vladimir Putin. “Chúng tôi hy vọng trước những tổn thất ngày càng lớn, Tổng thống Putin sẽ đánh giá lại chiến lược của mình” - Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest nói.
Thống đốc BOR Elvira Nabiullina cho biết động thái của ngân hàng hôm 30-1, lần hạ lãi suất đầu tiên sau 6 lần tăng lãi suất năm ngoái, nhằm “cân bằng các mục tiêu về lạm phát và phục hồi tăng trưởng”. Bà cũng cho rằng mức lãi suất 15%/năm là vẫn còn cao, và khi nền kinh tế co lại mạnh mẽ, áp lực lạm phát sẽ giảm bớt vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng việc hạ lãi suất bất ngờ là một tín hiệu đáng lo ngại, cho thấy BOR dường như không chịu nổi áp lực từ Kremlin và các nhóm lợi ích lớn ở trong nước, vốn muốn thúc đẩy tăng trưởng với dòng tiền rẻ hơn, bất chấp cái giá của lạm phát và áp lực về tiền tệ. Ngay sau công bố của BOR, đồng rúp giảm còn 72 rúp ăn 1USD, mức thấp thất kể từ tháng 12.
Dù vậy, động thái của BOR được các quan chức chính phủ hết lời ca ngợi. Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov gọi việc hạ lãi suất là “tuyệt đối đúng đắn và cân bằng”. Bà Nabiullina cho biết việc hạ lãi suất nhằm “tái khởi động hoạt động cho vay”.
Các nhà kinh tế nói đồng rúp có thể đối mặt với những áp lực lớn hơn trong những tuần tới nếu các đại gia đánh giá tín dụng khác cũng hành động như Standard & Poor’s, hãng đã hạ tín nhiệm nợ của Nga xuống mức “junk” (rác) vào đầu tháng trước, sau khi bạo lực ở Ukraine tiếp tục leo thang làm gia tăng nguy cơ bị hứng chịu thêm các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Lạm phát tại Nga tăng vọt lên 13,1% trong tháng 1, theo BOR.
Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4-2009. Dự báo con số này sẽ lên 17% vào tháng 3 hay tháng 4, theo Thứ trưởng Kinh tế Alexey Vedev. Năm 2008, lạm phát ở Nga từng vọt lên mức 15,1%. Đồng rúp đã giảm 14% trong tháng 1. Nền kinh tế Nga sẽ co rút 3,2% trong quý đầu năm nay, sau khi tăng ước tính 0,6% trong năm 2014. Dự báo của các nhà kinh tế trên Bloomberg tin GDP Nga sẽ giảm 4% trong năm nay và giảm 0,5% trong năm 2016.
Hôm thứ năm tuần trước, các lãnh đạo EU đã họp lại để bàn những bước trừng phạt tiếp theo với Moscow nếu tình hình ở Ukraine không dịu xuống. Theo đó, các ngoại trưởng EU nhất trí mở rộng danh sách những cá nhân bị cấm đi lại và phong tỏa tài sản trong vòng 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 9-2015.
Dự kiến, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lên một danh sách các cá nhân bị trừng phạt mới trong vòng 1 tuần để đưa ra thảo luận tại một phiên họp khác của các ngoại trưởng EU vào ngày 9-2, trước khi đệ trình để các nhà lãnh đạo EU phê chuẩn tại hội nghị cấp cao vào ngày 12-2 tới. EU cũng chuẩn bị cho việc nghiên cứu các khả năng áp đặt trừng phạt tiếp theo.
Theo thông báo của phiên họp, các ngoại trưởng EU đã yêu cầu các bộ phận chuyên trách trong EC và Cục Hành động đối ngoại châu Âu đẩy mạnh các công tác chuẩn bị nhằm tạo cơ sở cho bất kỳ "biện pháp phù hợp nào". Cũng trong tuần trước, Moscow cho biết sẽ bơm 35 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo http://www.saigondautu.com.vn
TIN LIÊN QUAN
Vào lúc 7h56 giờ GMT (14h56 giờ Việt Nam), đồng ruble giảm 1%, giao dịch ở mức 62,38 ruble/euro - mức thấp nhất kể từ ngày 8/7 có mức quy đổi 62,55745 ruble/euro.
29/07/2022
Theo thông báo chính thức của Cơ quan báo chí Liên bang, Chính phủ Liên bang Nga đã ra lệnh chuyển cho Zarubezhneft cổ phần của TotalEnergies và Equinor trong Hợp đồng Kharyaga PSA. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Shulginov ký.
27/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần với nước này.
23/07/2022
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu giảm hôm thứ Năm 20/7 khi Nga bắt đầu bơm lại dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream, đường ống lớn nhất của nước này đến châu Âu, sau 10 ngày bảo trì.
21/07/2022
Gazprom vẫn chưa nhận được bất kỳ tài liệu chính thức nào về việc tuabin cho Nord Stream 1 sẽ sớm được trao trả cho Nga từ Canada.
20/07/2022
Công ty dầu khí quốc gia Iran và tập đoàn Gazprom ký một thỏa thuận hợp tác trị giá khoảng 40 tỷ USD nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng.
19/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo việc không thể đảm bảo nguồn cung khí đốt cho châu Âu là "tình huống bất khả kháng" và họ không phải chịu trách nhiệm.
19/07/2022
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nga Denis Manturov cho rằng Nga có khả năng tự sản xuất tất cả các thiết bị cần thiết để mở rộng mạng lưới khí hóa trong nước.
18/07/2022
Ngày 13/7, phương tiện truyền thông cho biết cuộc đàm phán giữa về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã đạt kết quả, theo đó Nga và Ukraine nhất trí thành lập một “trung tâm điều phối” ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
13/07/2022