Nga: Hơn 50 hãng nước ngoài cam kết không hối lộ
Nhằm hợp tác với Chính phủ Nga để chống tham nhũng, đầu tuần qua, hơn 50 công ty nước ngoài đang kinh doanh tại Nga đã ký thoả thuận không đưa hối lộ.
Thoả thuận này là sáng kiến của các công ty nước ngoài, song được Chính phủ Nga ủng hộ mạnh mẽ. Arkady Dvorkovich - cố vấn của Tổng thống Nga - nói: “Chúng tôi rất vui mừng vì các công ty nước ngoài đã lắng nghe chúng tôi và sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi chống tham nhũng”.
Các công ty nước ngoài tham gia thoả thuận này hầu hết là của Đức, trong đó có những tên tuổi lớn như: Siemens, Deutsche Bank, Deutsche Bahn và Axel Springer AG.
Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Nga - Đức Michael Harms nói rằng, giải quyết tham nhũng là nhiệm vụ khó khăn, nhưng về lâu dài Nga sẽ đạt được.
Tuần trước, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký một sắc lệnh nêu rõ cách tiếp cận của chính phủ đối với việc chống tham nhũng.
Theo Tổ chức Chống tham nhũng minh bạch quốc tế (Transparency International), hối lộ ở Nga lên tới 300 tỉ USD mỗi năm. Hai vụ hối lộ cấp cao bị phát giác gần đây nhất ở Nga đều liên quan tới các công ty nước ngoài. Đó là cáo buộc Công ty máy tính Mỹ Hewlett-Packard đã chi hàng triệu USD hối lộ để giành một hợp đồng lớn ở Nga cách đây 7 năm.
Vụ thứ hai, nhà sản xuất ôtô Daimler của Đức bị cáo buộc đồng ý trả 185 triệu USD để giải quyết vụ tham nhũng của một công ty Mỹ đã có những vi phạm ở Nga.
Bà Elena Panfilova - Giám đốc Minh bạch quốc tế ở Nga - nhận xét rằng, thoả thuận chống hối lộ là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, thoả thuận này vẫn chưa giải quyết được một số tình huống cụ thể, chẳng hạn một công ty làm ăn ở Nga sẽ có lúc rơi vào tình trạng không muốn đưa hối lộ, song bị buộc phải làm thế nếu muốn tiếp tục kinh doanh.
Bà nói, cho dù các công ty nước ngoài có muốn giấu nhẹm việc đưa hối lộ ở Nga thì khi trở về nước họ cũng không thể giấu được thông tin. Một số vụ tham nhũng liên quan đến công ty nước ngoài hoạt động tại Nga bị phát giác là do các nước phương Tây điều tra, chứ không phải do các động thái của Nga.
Robert Mitchell - chuyên gia đánh giá rủi ro của Công ty World-Check - cho rằng, Chính phủ Nga có trách nhiệm xử lý nghiêm khắc các quan chức tham nhũng. “Họ cần làm những gì họ cam kết” - ông Mitchell nói.
Theo Lao Động
Ông cho rằng, Nga cần đưa vào danh sách đen các cá nhân hoặc các công ty đã nhận tham nhũng.
TIN LIÊN QUAN
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022
Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.
Việc thương thảo thông qua các công ty trung gian tại Kazakhstan về lý thuyết có thể cho phép các nhà bán lẻ Nga giải quyết một số vấn đề do các lệnh trừng phạt gây ra, như thanh toán bằng ngoại tệ.
04/05/2022
Công ty nghiên cứu độc lập Rystad Energy có trụ sở chính tại thủ đô Oslo (Na Uy) cho biết ngân sách nhà nước Nga sẽ thu được nhiều thuế hơn 45% so với năm 2021 nhờ lĩnh vực dầu mỏ.
03/05/2022
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022