Nga khởi động mỏ khí đốt siêu khổng lồ sau 40 năm chờ đợi
![](http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2012/10/1-d230b.jpg)
![Nga khởi động mỏ khí đốt siêu khổng lồ sau 40 năm chờ đợi](http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2012/10/1-d230b.jpg)
Tổng thống Nga Putin chính thức ấn nút khởi động sản xuất tại mỏ Bắc Cực, mỏ đã gây ra sửng sốt và kinh ngạc về khối lượng khi nó được phát hiện vào đầu năm 1970.
Mỏ Bovanenkovo trên bán đảo Yamal nằm ở cực tây bắc Siberia và được Gazprom ước tính có trữ lượng 4,9 nghìn tỷ m3 khí đốt tự nhiên, khiến nó trở thành một trong những mỏ lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, mỏ cũng nằm ở tầng đóng băng vĩnh cửu và vẫn không thể dẫn được đường ống tới và thậm chí là không thể có liên lạc cơ bản nhất cho tới tận những năm gần đây.
“Mỏ sẽ sản xuất 115 tỷ m3 khí và con số này sẽ tăng lên gần 140 tỷ”, ông Putin cho biết với các công nhân mỏ qua link video được truyền trực tiếp từ Mátxcơva. “Con số này gần bằng với số chúng ta xuất khẩu sang châu Âu”, ông nhấn mạnh.
Mỏ than siêu khổng lồ này là mỏ lớn thứ hai tại Nga, sau mỏ Urengoi, mỏ quan trọng của Gazprom tại miền nam. Tuy nhiên Bovanenkovo là một phần trong dự án Bắc Cực mà Gazprom đang hi vọng mở ra một kỷ nguyên mới khi các mỏ cũ đang cạn dần.
Công ty lớn nhất Nga phải chứng kiến sản lượng xuất khẩu của họ sang châu Âu sụt giảm vào năm ngoái, sau khi vẫn giậm chân tại chỗ trong nhiều năm, do sản xuất bị đình đốn và nhu cầu sụt giảm vì khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Gazprom đã quyết định dùng chiến lược táo bạo khi không phát triển mỏ mới, mua gas từ các nước khác để đợi mỏ Bovanenkovo hoạt động.
Giám đốc Gazprom Alexei Miller cho biết công ty dự định khai mở gần 150 giếng khí đốt vào năm nay để cung cấp cho các đường ống tới châu Âu, thay thế cho nguồn cung đã bị mất từ dự án mỏ Shtokman đang bị ngưng trệ tại Biển Barents.
Nga hiện cung cấp khoảng 30% lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của châu Âu và là nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới.
Theo dantri.com.vn
TIN LIÊN QUAN
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022
Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.
Việc thương thảo thông qua các công ty trung gian tại Kazakhstan về lý thuyết có thể cho phép các nhà bán lẻ Nga giải quyết một số vấn đề do các lệnh trừng phạt gây ra, như thanh toán bằng ngoại tệ.
04/05/2022
Công ty nghiên cứu độc lập Rystad Energy có trụ sở chính tại thủ đô Oslo (Na Uy) cho biết ngân sách nhà nước Nga sẽ thu được nhiều thuế hơn 45% so với năm 2021 nhờ lĩnh vực dầu mỏ.
03/05/2022
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022