Vietnews.ru
Tham khảo

Việc một nước tuyên bố chiến tranh có ý nghĩa như thế nào?

08/05/2022 (Đọc 6 phút)


Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tổng thống Mỹ khi đó là ông Franklin Roosevelt ký tuyên bố chiến tranh với Đức Quốc xã vào ngày 11.12.1941 / THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ
Tổng thống Mỹ khi đó là ông Franklin Roosevelt ký tuyên bố chiến tranh với Đức Quốc xã vào ngày 11.12.1941 / THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ

Kể từ sau Thế chiến 2, việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh với quốc gia khác là điều cực kỳ hiếm hoi, nhờ sự ra đời của tổ chức Liên Hiệp Quốc chủ yếu vì mục tiêu nhằm ngăn chặn những cuộc chiến mới.

Theo tạp chí Fortune, những cấu trúc này cung cấp bộ khung pháp lý quốc tế về tuyên bố chiến tranh, khi có lý do phòng vệ hoặc thông qua hành động kết hợp bởi Hội đồng Bảo an.

Điều này khiến những tuyên bố chiến tranh khác trở nên rủi ro về mặt pháp lý, có thể gây khó khăn trong việc thành lập liên minh sau đó, cũng như kiểm soát mối quan hệ với các nước trung lập.

Thuyết chiến tranh chính nghĩa

Theo BBC, chỉ khi tuyên bố một cách hợp pháp bởi một chính phủ hoặc một cơ quan có quyền tuyên chiến, cuộc chiến tranh đó mới được xem là chính nghĩa.

Thuyết chiến tranh chính nghĩa được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo quân sự, nhà đạo đức học và các nhà hoạch định chính sách, dù bị những người ủng hộ hòa bình phản bác.

Tuy nhiên, nguyên tắc về chiến tranh chính nghĩa giúp các nhóm, tổ chức không thể đứng ra tuyên bố chiến tranh. Chẳng hạn như những nhóm nổi dậy muốn lật đổ một chính phủ hợp pháp sẽ không thể tuyên bố chiến tranh mà được xem là “chính nghĩa”.

Điều này còn ngăn chặn những cuộc tấn công lén và bất ngờ trước khi tuyên bố chiến tranh, nếu bên tấn công không muốn bị chỉ trích về mặt đạo đức.

Tác động của tuyên chiến

Giới phân tích cho rằng việc một nước tuyên bố chiến tranh sẽ góp phần thuyết phục nhân dân trong nước rằng xung đột là nghiêm trọng và chính phủ đang làm điều đúng đắn.

Về thực tế, theo Fortune, việc tuyên bố chiến tranh cũng sẽ giúp một quốc gia tăng cường lực lượng. Điều này cũng giúp một nước dễ dàng tổng động viên, ban bố thiết quân luật và huy động các lực lượng dự bị tham chiến.

Tuy nhiên, về mặt chính trị, nó có thể ảnh hưởng đến thể diện của một nhà lãnh đạo nếu muốn thay đổi và giảm bớt quy mô cuộc chiến.

Bên cạnh đó, theo trang Boise State News, việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh sẽ khiến các đồng minh không thể biện hộ rằng đó không phải là “chiến tranh”, trong khi những quốc gia khác sẽ khó có thể tiếp tục đứng ở thế trung lập.

Thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong khi Liên Hiệp Quốc không tuyên bố chiến tranh, có một vài trường hợp những hành động của tổ chức này có thể được xem như “ủy quyền hợp pháp”.

Liên Hiệp Quốc từng ra các nghị quyết về việc dùng vũ lực đẩy lùi lực lượng Iraq khỏi Kuwait, duy trì những vùng cấm bay ở Bosnia và cho phép Mỹ hành động theo Điều 51 (quyền tự vệ) tại Afghanistan.

Một số người cho rằng vì Liên Hiệp Quốc hiện là cơ quan cao nhất nên chỉ có những cuộc chiến tranh được tổ chức này cho phép mới là chiến tranh chính nghĩa. Chẳng hạn như những người này cho rằng Mỹ và Anh không thể tuyên chiến tại Iraq vì chưa có nghị quyết cụ thể nào của Liên Hiệp Quốc về điều này.

Ngược lại, một số người lại cho rằng không có một thỏa thuận chung nào về thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc đối với các quốc gia có chủ quyền trong việc tuyên bố chiến tranh.

Nếu xét về quan điểm pháp lý, mọi thành viên Liên Hiệp Quốc đã từ bỏ quyền tuyên bố chiến tranh vì bị ràng buộc bởi Điều 2.4 trong Hiến chương, với nội dung về việc “mọi thành viên không được đe dọa hay sử dụng vũ lực trong những mối quan hệ quốc tế”.

Nhiều nước tránh tuyên chiến

Theo trang Boise State News, các nước tránh tuyên bố chiến tranh vì nhiều lý do. Trong nước, người dân ít ủng hộ xung đột nếu nó tốn kém và dẫn đến việc nhiều binh sĩ, dân thường thiệt mạng. Tuy nhiên, một bộ phận người dân có thể ủng hộ nếu nhận thấy rằng cuộc chiến có giới hạn và nhanh chóng. Giới nghiên cứu nhận thấy rằng sự ủng hộ của người dân lệ thuộc vào hao tổn có thể xảy ra, dù điều này không đúng với những người theo chủ nghĩa dân tộc và những người ủng hộ chiến tranh bằng mọi giá.

Tư liệu từ Hạ viện Mỹ cho thấy Quốc hội nước này từng thông qua tuyên bố chiến tranh trong 4 cuộc xung đột kể từ năm 1816, trong đó có chiến tranh với Mexico năm 1846, với Tây Ban Nha năm 1898 và trong 2 lần Thế chiến.

Theo: thanhnien.vn https://thanhnien.vn/viec-mot-nuoc-tuyen-bo-chien-tranh-co-y-nghia-nhu-the-nao-post1456371.html


Tags: tuyên bố, chiến tranh,
#chiến tranh


TIN LIÊN QUAN

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022