Nga lập chuẩn dầu Urals: Tương lai sáng của đồng RUB
Đó là nhận định của PGS.TS Bùi Xuân Hồi, giảng viên Bộ môn Kinh tế Công nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội khi trao đổi về động thái lập chuẩn dầu Urals của Nga.


PGS.TS Bùi Xuân Hồi
Còn vì sao Nga lại chọn thời điểm này cũng không quá khó hiểu. Nếu giá dầu ở mức trung bình 109 USD/thùng của nửa đầu năm 2014, quan hệ Nga – Mỹ không nguội lạnh, kinh tế Nga không suy thoái, đồng RUB không mất giá thì quyết định này của Nga là rất mạo hiểm. Nhưng việc giá dầu giảm rất sâu như hiện nay, phương Tây tiếp tục bủa vây kinh tế Nga, những sự đối đầu rõ ràng trên các điểm nóng chính trị thế giới giữa Mỹ và Nga, những động thái địa chính trị, động cơ kinh tế trong dài hạn đã dẫn tới quyết định của Nga vào thời điểm này.
Niềm tin này không phải không có cơ sở, những giao dịch trên thị trường vật lý, dầu mỏ của Nga chủ yếu được chỉ số hóa theo chuẩn Brent, nhưng thực tế dầu khai thác từ Biển Bắc có thị phần hết sức khiêm tốn, vào khoảng 1% tổng khối lượng khai thác mỗi ngày.
Chúng ta không phủ nhận vai trò của các giao dịch phái sinh, nhưng rõ ràng sàn giao dịch của nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về dầu mỏ, một cường quốc giữ vai trò quan trọng trên bản đồ địa chính trị thế giới, giao dịch trực tiếp bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, giảm các chi phí giao dịch, chuyển đổi chắc chắn sẽ thuyết phục được các nhà đầu tư từ cả hai phương diện: lợi ích đầu tư và an toàn đầu tư.
Tất nhiên, như một sản phẩm mới được đưa vào thị trường, khách hàng cần có thời gian để kiểm chứng, tạo thói quen tiêu dùng mới khi đó lượng giao dịch mới có thể tăng lên được. Vì vậy, đồng RUB cần ổn định, lợi thế cạnh tranh của giao dịch trực tiếp “dầu Nga” phải rõ ràng, khi đó hiệu ứng của hàng hóa thay thế mới có hiệu lực, tức là kéo các nhà đầu tư vào sản phẩm truyền thống Brent sang sản phẩm mới, hấp dẫn, an toàn Urals.


Nga sẽ từ bỏ đồng USD trong bán dầu
Với Trung Quốc, vấn đề trọng yếu là an ninh trong cung cấp năng lượng khi lượng nhập khẩu ròng về dầu mỏ của Trung Quốc chỉ có thể tăng lên phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia này. Với Nga là đi tìm sự khẳng định vai trò độc lập của cường quốc xuất khẩu năng lượng của thế giới đồng thời giảm bớt mức độ phụ thuộc của nền công nghiệp dầu mỏ nước này vào đồng USD. Và như vậy, chỉ nhìn từ góc độ cung cầu năng lượng thôi đã cho thấy lợi lớn của Nga và Trung Quốc trong việc thiết lập chuẩn dầu riêng và thanh toán cho các giao dịch dầu mỏ không bằng đồng USD.
Cùng với cơ chế hoán đổi tiền tệ song phương giữa Nga và Trung Quốc, người bán lớn gặp được người mua lớn, giao dịch trực tiếp theo chuẩn dầu riêng, không phải chỉ số hóa theo chuẩn Brent hay WTI, giảm chi phí giao dịch chuyển đổi, sản lượng giao dịch lớn và ổn định trong dài hạn, rõ ràng là lợi ích mang lại cho cả hai là rất rõ ràng, điều này cả Trung Quốc – người mua và Nga - người bán chắc chắn đã nhận ra. Đó là chưa kể các quan hệ địa chính trị trên bàn cờ thế giới sẽ càng làm cho Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn bắt đầu từ các quan hệ phát triển thương mại, và kinh tế.
Thật vậy, nếu như các giao dịch dầu mỏ chỉ diễn ra thông qua các chuẩn dầu Brent hay chuẩn dầu ngọt nhẹ WTI và chỉ thanh toán bằng tiền tệ của Mỹ, thì rõ ràng lượng cầu về đồng USD sẽ không bao giờ giảm sút cho các giao dịch này. Thị trường dầu mỏ thế giới chắc chắn sẽ cạnh tranh hơn trên cả thị trường vật lý và các thị trường phái sinh khi chuẩn dầu Urals được đưa vào thị trường và giao dịch được thanh toán bằng đồng RUB.
Và như vậy, với các hợp đồng có giá trị khổng lồ được thanh toán trực tiếp bằng đồng RUB, vị thế của đồng RUB trên thị trường quốc tế sẽ được cải thiện. Công nghiệp dầu mỏ của Nga giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD. Nước Nga có thể giảm bớt được áp lực từ các lệnh cấm vận do phương Tây đặt ra khi doanh thu dầu mỏ trực tiếp bằng đồng RUB.
Ngược lại, với đồng USD, nếu dầu mỏ thế giới chuyển sang giao dịch theo chuẩn riêng của Nga, sản lượng giao dịch là đủ lớn và được thanh toán bằng đồng RUB, thì ảnh hưởng của đồng USD đối với thương mại quốc tế sẽ bị ảnh hưởng. Với nước Mỹ, phải khẳng định rằng khi đồng USD ở vị thế là đồng tiền chung, chuẩn của thế giới, Mỹ đã được lợi rất nhiều nên chiến lược trên Nga đối với thương mại dầu mỏ không phải không tiềm ẩn những nguy cơ.
Cường quốc số 1 thế giới cũng đã và đang gặp phải các vấn đề mang tính toàn cầu liên quan đến bài toán nợ công. Sở dĩ họ chưa gặp phải khủng hoảng nợ công như các nước châu Âu là nhờ sự ràng buộc của đồng USD với thương mại dầu mỏ quốc tế cũng như các giao dịch quốc tế nói chung. Nhưng khi ràng buộc này ít đi do dầu mỏ được thanh toán bằng đồng RUB, thì nguy cơ về một nước Mỹ trở thành một con nợ thực sự không phải là không có cơ sở.
Theo http://baodatviet.vn/
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022