Nga thừa nhận kinh tế gặp nhiều thách thức
Điện Kremlin nói Nga đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế do làn sóng trừng phạt, song khẳng định mọi nỗ lực cô lập Moskva là "vô vọng".
"Tình hình không dễ dàng, thậm chí được gọi là thách thức do cuộc chiến kinh tế chưa từng có từ các lệnh trừng phạt phương Tây nhằm vào Nga", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay nói trong cuộc phỏng vấn trước thềm Diễn đàn Kinh tế Quốc tế tại St. Petersburg.
Đây là lần hiếm hoi Nga thừa nhận nền kinh tế nước này đang gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Moskva trước đây nhiều lần tuyên bố các lệnh trừng phạt này "không hiệu quả" và không thể buộc Nga thay đổi chính sách của mình.
Tuy nhiên, ông Peskov cho rằng tình hình hiện nay đang tạo động lực để Nga và các nước "thân thiện" tìm kiếm phương thức hợp tác và cơ chế thanh toán mới.
"Vai trò của các đồng tiền dự trữ như USD, euro chắc chắn sẽ suy yếu khi hệ thống pháp lý, tài chính đang mất uy tín đối với nhiều quốc gia", ông nói thêm.
Ông cũng khẳng định nỗ lực loại bỏ Nga khỏi đời sống toàn cầu là "vô vọng và bất khả thi". "Tốc độ phát triển của Moskva trong những tháng qua là minh chứng rõ ràng", Peskov nhấn mạnh.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây đã áp loạt lệnh trừng phạt chưa từng có nhắm vào nước này, đồng thời nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng của Moskva.
Tuy nhiên, ngay cả khi xuất khẩu năng lượng của Moskva giảm mạnh trong tháng 5 do một số quốc gia quay lưng với dầu khí Nga để phản đối chiến dịch quân sự ở Ukraine, việc giá nhiên liệu toàn cầu tăng tiếp tục mang về nguồn lợi lớn cho Điện Kremlin, với doanh thu xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục.
Trong 100 ngày đầu chiến sự ở Ukraine, Nga thu được 98 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, phần lớn trong số đó đến từ EU, theo báo cáo được Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan công bố hôm 13/6.
Nhưng giới quan sát cho rằng kinh tế Nga sẽ chịu ảnh hưởng về dài hạn dưới tác động của các lệnh trừng phạt. Trong phân tích công bố hôm 8/6, các chuyên gia của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), có trụ sở ở Washington, Mỹ, dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 15% trong năm nay và thêm 3% nữa vào năm sau do các lệnh trừng phạt, đồng nghĩa "thành tựu kinh tế trong 15 năm qua của Moskva sẽ bị xóa sổ".
Truyền thông nhà nước Nga cho biết nước này hiện chịu khoảng 10.000 hạn chế, trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới.
Theo: VnExpress
https://vnexpress.net/nga-thua-nhan-kinh-te-gap-nhieu-thach-thuc-4475909.htmlTIN LIÊN QUAN
Sàn giao dịch lớn nhất nước Nga Moskva Exchange cho biết quyết định ngừng giao dịch đồng franc Thụy Sĩ với đồng ruble và đồng USD từ 14/6 sau khi Thụy Sĩ thông qua biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
14/06/2022
Điện Kremlin nói Nga đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế do làn sóng trừng phạt, song khẳng định mọi nỗ lực cô lập Moskva là "vô vọng".
14/06/2022
Báo Độc lập (Nga) số ra mới đây có bài viết cho biết theo giải thích của Ngân hàng trung ương Nga (BoR), việc thiếu các mặt hàng nhập khẩu quan trọng sẽ tác động đến việc tăng giá trong nước.
14/06/2022
Các quan chức Mỹ được cho là đang khuyến khích các công ty nhập khẩu phân bón tăng cường mua hàng từ Nga để đáp ứng nhu cầu trong nước.
14/06/2022
Các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với hệ thống SWIFT khẳng định việc này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động ngân hàng, và họ đã sẵn sàng đối phó với tình huống như vậy.
14/06/2022
Hãng tin Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết 2 ngân hàng JPMorgan Chase và Goldman Sachs của Mỹ đã tạm đình chỉ giao dịch xử lý nợ công của Nga.
14/06/2022
Tính từ đầu mùa vụ năm nay, Nga đã xuất khẩu 1.600000 tấn dầu thực vật, trong đó quốc gia nhập khẩu nhiều dầu nhất của nước này là Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Ai Cập.
14/06/2022
Trong 100 ngày đầu chiến sự ở Ukraine, Nga thu được 98 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, phần lớn trong số đó đến từ EU.
13/06/2022
Thẻ Mir thuộc Hệ thống thẻ thanh toán quốc gia của Nga hiện đã được chấp nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ, Abkhazia, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Nam Ossetia và Việt Nam.
13/06/2022
Chủ tịch Liên minh các nhà sản xuất thịt lợn Nga Yuri Kovalev cho biết sản lượng thịt lợn của nước này dự kiến sẽ tăng 200.000 tấn trong năm nay, nhưng khó xuất khẩu.
13/06/2022