Người Nga chống đỡ suy thoái bằng iPhone, hàng hiệu


Nhiều người Nga lâm vào cảnh khó khăn sau khi đồng rúp lao dốc. Ảnh minh họa:
Ngày 22/1, nước Nga chao đảo khi đồng tiền của nước này sụt giá thê thảm, xác lập kỷ lục hơn 85,9 rúp mới đổi được một USD, trong bối cảnh dầu thô liên tục lập đáy 12 năm, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu ngân sách và giá trị đồng tiền của Nga.
Tờ
Trong tháng một, Ngân hàng Tín dụng Nhà ở Nga đã cho người dân vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng tới 7 tỷ rúp (88 triệu USD), còn Ngân hàng Tín dụng Phục hưng cũng cho vay nợ 3 tỷ rúp (38 triệu USD).
Theo các chuyên gia tài chính, đây là một hiện tượng lạ, bởi tháng một thường là tháng thấp điểm nhất về cho vay tiêu dùng của các ngân hàng Nga. Tổng số tiền họ cho vay trong tháng này tương đương với tháng 11, tháng cao điểm mua sắm của người Nga trước thềm Giáng sinh và năm mới.
Phần lớn người Nga sử dụng thẻ tín dụng ghi nợ này để mua các thiết bị điện tử và xa xỉ phẩm, và các nhà cung cấp những mặt hàng này cũng ghi nhận sự tăng vọt về nhu cầu trong những ngày vừa qua.
Các chuyên gia công nghiệp cho hay nhu cầu vay nợ tăng cao nhất ở những người muốn mua tivi, tủ lạnh, điện thoại, những thiết bị điện tử nhập khẩu sẽ tăng giá rất mạnh khi đồng rúp bị suy yếu. Một số nhà bán lẻ đã quyết định tăng giá 30-40%, và trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn ra các đợt tăng giá cũng như nhu cầu mua sắm của người dân, Yevgeny Lapin, quan chức cao cấp tại Ngân hàng Tín dụng Phục hưng cho hay.
Các cửa hàng phân phối của Apple ở thủ đô Moscow cho hay họ đã gần như hết sạch điện thoại iPhone 6 khi rất đông khách hàng kéo đến mua sản phẩm này vì lo ngại giá sẽ tăng sau khi đồng rúp giảm giá trị.
"Trong hai ngày qua, việc đồng rúp giảm giá đã góp phần đáng kể tăng doanh số cho chúng tôi, và chúng tôi sắp hết mẫu điện thoại iPhone 6 vì nhu cầu tăng quá mạnh", Maria Zaikina, phát ngôn viên chuỗi phân phối Svyaznoy lớn thứ hai ở Nga, cho biết.


Một cửa hàng Apple ở thủ đô Moscow. Ảnh:
Hồi đầu năm ngoái, người ta cũng chứng kiến hiện tượng tương tự. Khi đồng rúp lao đao, kinh tế Nga suy thoái vì giá dầu và các lệnh cấm vận, rất nhiều người dân đã phải rút hết những khoản tiết kiệm đang ngày một hao mòn của mình để mua sắm đồ điện tử và các món hàng đắt tiền khác, với hy vọng sẽ vớt vát lại được phần nào giá trị thực của "mồ hôi công sức" mà họ bỏ ra.
Khủng hoảng trong đầu mỗi người
Trong khi các mặt hàng điện tử và hàng hiệu trở nên khan hiếm và liên tục tăng giá, người dân Nga không khỏi lo âu cho tương lai của mình.
"Cuộc khủng hoảng đang lởn vởn trong tâm trí người dân. Chúng tôi là người Nga, và chúng tôi sử dụng đồng ruble. Tôi được trả lương bằng đồng ruble, và khi đồng tiền giảm giá trị, nó sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động chi tiêu của tôi", Yan, một thanh niên Nga ở khu Tver, Moscow chia sẻ với
Cuộc khủng hoảng đồng rúp đã đẩy hàng triệu người Nga vào tình cảnh khó khăn, giữa lúc nền kinh tế chật vật với các lệnh cấm vận của phương Tây và sự sụp đổ của giá dầu, theo
Tuy nhiên, các quan chức Nga cũng đã lên tiếng trấn an người dân: "Tiền không phải là tất cả". Trả lời phóng vấn bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Phó thủ tướng Nga Yury Trutnev thừa nhận kinh tế Nga đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng nhấn mạnh người dân Nga còn có nhiều thứ đáng giá hơn tiền.
"Tiền không phải là thứ quan trọng nhất với người dân Nga, bởi đất nước còn lớn hơn cả tiền bạc, đó là lý do chính phủ Nga vẫn nhận được sự ủng hộ cao như vậy, bởi người dân đang thấu hiểu", ông nói.
Sau các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga vì động thái sáp nhập bán đảo Crimea, cộng với sự lao dốc của giá dầu, vốn chiếm tới một nửa nguồn thu của chính phủ Nga, nền kinh tế nước này đã sụt giảm 4% trong năm ngoái, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo nó sẽ tiếp tục suy giảm 1% trong năm nay. Hậu quả là đồng rúp bị coi là một trong những đồng tiền yếu nhất thế giới hiện nay, khiến lạm phát tăng vọt.
Các lệnh cấm vận khiến nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm từ các nước phương Tây, tăng giá chóng mặt ở Nga. Tỷ lệ lạm phát chạm mức 12,5% trong năm 2015, trong khi giá trị thực tế đồng lương của người dân liên tục sụt giảm, khiến rất nhiều người lâm vào cảnh khó khăn.


Nhiều mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là lương thực, tăng giá mạnh ở Nga. Ảnh:
Số liệu thống kê chính thức của chính phủ Nga cho thấy hơn 20 triệu người dân nước này, chiếm khoảng 14% dân số, đang sống ở mức nghèo khổ, tăng 4 triệu người so với năm 2014.
Tuy nhiên, ông Trutnev cho rằng người dân Nga vẫn tin tưởng vào tương lai. "Tổng thống và chính phủ vẫn nhận được tỷ lệ ủng hộ cao chưa từng có, chắc là vì các lệnh cấm vận không ảnh hưởng nhiều đến người dân Nga như mục đích của chúng", ông nói.
Đến ngày 22/1, đồng rúp đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng 8% lên mức 79 rúp đổi một USD, khi giá dầu có dấu hiệu khởi sắc và Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố sẽ có thêm các gói kích thích kinh tế vào đầu tháng ba, theo
Bà Elvira Nabiullina, thống đốc Ngân hàng Nga hôm qua cho biết các nhà hoạch định chính sách Nga đã có những công cụ hữu hiệu để hành động "phòng ngừa" và ngăn chặn các mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính.
Theo http://vnexpress.net
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022