Nhờ giá dầu, Nga lại là TTCK sinh lời tốt nhất năm 2016
Dữ liệu của Bloomberg cho thấy xét về lợi suất điều chỉnh rủi ro, chứng khoán Nga có mức tăng cao nhất trong top 10 thị trường mới nổi thuộc chỉ số MSCI. Chỉ số Micex Index của Nga có lợi suất điều chỉnh rủi ro cao gấp 5,2 lần so mức trung bình của các nước thuộc chỉ số MSCI thị trường mới nổi.
Thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển đã phục hồi 15% kể từ mức thấp nhất trong năm nay nhờ vào đà đi lên của giá dầu. Vì dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất và đóng góp đáng kể cho ngân sách, sự phục hồi của giá dầu có tác động động đặc biệt tích cực với Nga khi chỉ số tham chiếu của nước này đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008.
“So với nhiều nước mới nổi khác, thị trường chứng khoán Nga đang phục hồi mạnh mẽ hơn”, David Hauner, chuyên gia phân tích của Bank of America cho biết. Xét về tổng lợi nhuận, chỉ số Micex Index đã tăng 6,6% trong năm 2016, đứng sau mức 13% của Brazil và 7,6% của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lợi suất điều chỉnh rủi ro của Nga, được tính bằng cách chia tổng lợi nhuận cho mức chênh lệch giá trong ngày, cho thấy kết quả còn tích cực hơn. Lợi suất 0,2% của Nga là mức tốt nhất trong số 10 nước thuộc chỉ số MSCI thị trường mới nổi. Mexico đứng thứ hai với 0,1%. Lợi suất của Đài Loan mới gần bằng 0,1% trong khi con số này của Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đều giảm.
Việc dầu đang trên đà tăng giá và Trung Quốc bổ sung gói kích thích để thúc đẩy tăng trưởng đã giúp phục hồi lực cầu đối với chứng khoán ở thị trường mới nổi. Những nhân tố này đã khiến Bank of America thay đổi xếp hạng chứng khoán ở các nước đang phát triển từ “thận trọng” sang “triển vọng” vào cuối tháng trước. Nhiều ngân hàng và nhà đầu tư khác cũng chia sẻ nhận định lạc quan tương tự.
“Thị trường chứng khoán Nga vẫn có tính bất biến động cao, nhưng đây là điều chấp nhận được chừng nào triển vọng dài hạn của nước này vẫn ổn,” Brian Jacobsen, trưởng bộ phận chiến lược danh mục đầu tư ở lls Fargo Funds cho biết. Quỹ này hiện đang quản lý số tài sản trị giá 242 tỷ USD.
Jacobsen, đã đầu tư trở lại vào thị trường chứng khoán Nga vào tháng 11 năm ngoái dựa trên các dấu hiệu cho thấy chứng khoán Nga đã chạm đáy. Sau khi Bank of America công bố nhận định lạc quan về chứng khoán Nga vào đầu tháng 12 năm ngoái, chỉ số MSCI của Nga đã tăng 3%, so với mức giảm 2,1% của chỉ số MSCI thị trường mới nổi.
Theo http://cafef.vn
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022