Thêm chứng minh đồng rúp mất giá, Nga càng có lợi
Ông Oleg Safonov, Giám đốc Cơ quan Du lịch liên bang của Nga vừa công bố thông tin vui khi đồng nội tệ mất giá.
Số lượng khách du lịch nước ngoài đến Nga năm 2015 đã gia tăng thêm 13% so với năm 2014 và một trong những nguyên nhân quan trọng khiến khách du lịch nước ngoài đến Nga nhiều hơn là do trị giá đồng ruble đang ở mức hấp dẫn sau đợt suy giảm mạnh....
Theo đó, sự suy giảm của đồng ruble so với giá trị một số đồng tiền quốc tế đã tạo ra các điều kiện thuận lợi để Nga phát triển du lịch, thu hút khách nước ngoài đến Nga.


Du lịch Nga tăng mạnh khi đồng ruble mất giá.
Ngoài ra, đại diện các hãng du lịch Nga ở nước ngoài cũng đang tích cực đẩy mạnh hoạt động makerting để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Nga, cũng như tăng cường quảng bá các gói, các sản phẩm du lịch Nga đến khách nước ngoài.
“Đồng ruble suy yếu so với các đồng ngoại tệ chủ chốt như USD và Euro. Một mặt, đây là tín hiệu không tốt đối với nền kinh tế Nga nhưng mặt khác, sự suy yếu này tạo ra các điều kiện thuận lợi để gia tăng dòng khách du lịch nước ngoài đến Nga. Chúng tôi cần tích cực hơn nữa để đạt được mục đích này”- Oleg Safonov nhấn mạnh.
“Trong năm 2015, số lượng khách du lịch tăng thêm 13% và điều này rất tốt. Trước hết, khách du lịch đến từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Điểm đáng tiếc nhất là khách du lịch đến từ châu Âu lại có xu hướng suy giảm nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tất cả sẽ thay đổi và mọi thứ đều đang tiến triển”- Oleg Safonov đánh giá.
Theo Thư ký Báo chí Hiệp hội Du lịch Nga Irina Triurina, nếu như trị giá đồng ruble tăng lên thời gian tới thì khách du lịch Nga sẽ lại có xu hướng lựa chọn các điểm du lịch nghỉ dưỡng ở nước ngoài thay cho các địa điểm ở Nga khi già thành các địa điểm du lịch Nga khá cao nhưng dịch vụ lại không được tương xứng với giá thành.
Trước đó, Irina Triurina, căn cứ vào số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê Nga, cũng cho biết rằng dòng khách du lịch nước ngoài vào Nga năm 2015 đã gia tăng thêm 13,7% so với năm 2014, đạt 2,93 triệu khách, trong đó chủ yếu là người Trung Quốc, Đức và Mỹ.
Không chỉ du lịch vui khi đồng ruble mất giá, nhiều lĩnh vực khác cũng là những minh họa cho thấy giá trị của đồng nội tệ Nga thực tế cao hơn hẳn những dự báo u tối.
Khi đồng tiền của một quốc gia bị trượt giá, điều đó có nghĩa là người dân quốc gia đó đang trở nên nghèo hơn. Tuy nhiên, thực tế Nga đang cho thấy điều ngược lại.
Nhà báo Tim Worstall đăng tải bài bình luận trên Tạp chí Forbes đưa ra 2 lý do để minh chứng cho việc đồng Rúp trượt giá lại là những gì Nga cần vào thời điểm bị phương Tây và Mỹ cấm vận kinh tế.
Ông tính toán: Tỷ giá hối đoái giảm có nghĩa là Nga sẽ nhận được số rúp nhiều hơn cho mỗi thùng dầu bán đi. Giá dầu thế giới ngày 21/1 đã chạm đáy 26,5 USD/thùng. Với tỷ giá hối đoái ngày 20/1, 1 USD = 81 rúp nghĩa là 1 thùng dầu = 2.146 rúp. Với tỷ giá hối đoái ngày 21/1, 1 USD = 85 rúp, nghĩa là 1 thùng dầu = 2.252 rúp.
Chính vì sự chênh lệch này, Nga sẽ thu về số rúp nhiều hơn khi bán 1 thùng dầu. Điều đó làm giảm bớt áp lực cho ngân sách được tính bằng đồng rúp của Nga, quốc gia mà phần lớn ngân sách là từ thuế xuất khẩu dầu.


Đồng ruble mất giá cũng kéo theo nhiều niềm vui.
Hồi tháng 3/2015, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tính toán, giá dầu cứ giảm 1 USD/thùng thì kim ngạch xuất khẩu của Nga bị giảm sút 3 tỷ USD.
Tuy nhiên, khi tỷ giá USD/rúp tăng thêm 1 rúp (tức là đồng rúp giảm giá) thì thu ngân sách Nga lại được hưởng lợi tới 200 tỷ rúp.
Mức độ mất giá của đồng rúp so với USD như trên dễ dàng bù đắp cho mức giảm giá dầu thô xuất khẩu tính bằng USD trên thị trường thế giới hiện tại.
Bên cạnh đó, việc đồng nội tệ mất giá sẽ kích thích cho việc sản xuất hàng hóa trong nước để thay thế các hàng hóa nhập khẩu.
“Đồng rúp mất giá làm cho giá trị các mặt hàng nhập khẩu đắt hơn khiến nhu cầu các mặt hàng thay thế được sản xuất trong nước tăng lên. Điều đó có lợi cho sản xuất trong nước. Nó cũng làm cho kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác rẻ hơn, qua đó thúc đẩy xuất khẩu phi dầu mỏ. Đây chính xác là những gì cần để thúc đẩy một nền kinh tế”, Worstall nói.
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Trước tác động của xung đột Nga - Ukraine, 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa sang Nga đạt 621,9 triệu USD, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2021.
28/05/2022
Giới chức Nga thừa nhận nước này cần khoản ngân sách rất lớn để tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, cũng như để kích thích kinh tế dưới "bão" trừng phạt phương Tây.
28/05/2022
Nga thanh toán phí bản quyền cho các chủ sở hữu trí tuệ nước ngoài "không thân thiện" bằng đồng rúp.
28/05/2022
Ngày 27/5, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 27/5 cho biết thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của nước này dự tính tăng thêm 1.000 tỷ ruble (khoảng 14,4 tỷ USD) trong năm nay.
28/05/2022
Hãng tin Bloomberg trích dẫn các nhà phân tích thuộc Công ty nghiên cứu thị trường Kpler (Anh) nhận định, châu Á lần đầu tiên vào tháng 4/2022 đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga, vượt qua cả châu Âu.
27/05/2022
Quan chức EU thông báo liên minh đã đóng băng hơn 24 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga kể từ khi Moskva mở chiến dịch ở Ukraine.
26/05/2022
Nga đang thúc đẩy một dự luật mới cho phép nước này kiểm soát hoạt động kinh doanh của các công ty phương Tây muốn rút khỏi thị trường.
26/05/2022
Ngân hàng Trung ương Nga tại cuộc họp đột xuất hôm nay đã thông báo hạ lãi suất chủ chốt xuống 11%. Trong vòng chưa đầy ba tháng, tỷ lệ này đã giảm đến 9% và các chuyên gia đang chờ đợi sự nới giảm hơn nữa.
Chủ tịch Hạ viện Nga tuyên bố nước này có kế hoạch thanh toán các khoản nợ nước ngoài bằng đồng Rúp, sau khi Nga bị chặn việc trả nợ bằng ngoại tệ cho các trái chủ Mỹ.
25/05/2022
Bộ Tài chính Mỹ thông báo các ngân hàng và cá nhân Mỹ sẽ bị cấm nhận khoản thanh toán trái phiếu từ chính phủ Nga.
25/05/2022