Vietnews.ru
Tham khảo

Xung đột Ukraine vẽ lại bản đồ dầu thô thế giới

30/05/2022 (Đọc 6 phút)


Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu. Theo đó, các nhà cung cấp châu Phi vào cuộc để đáp ứng nhu cầu của châu Âu. Trong khi đó, Moskva bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây nên ngày càng khai thác các hoạt động vận chuyển dầu bằng đường tàu - dù nó đầy rủi ro - sang châu Á.

Những thay đổi này đánh dấu biến động lớn nhất ở phía nguồn cung với dòng chảy dầu mỏ thế giới kể từ một thập kỷ trước, khi cuộc cách mạng đá phiến của Mỹ định hình lại thị trường. Những gì đang diễn ra cũng cho thấy Nga sẽ có thể điều chỉnh để thích ứng được với lệnh cấm dầu của Liên minh châu Âu, với điều kiện là châu Á và Trung Quốc tiếp tục thu mua.

Đến tháng 4, giá dầu thế giới ổn định quanh mức 110 USD mỗi thùng sau khi chạm mức cao nhất trong 14 năm trên 139 USD vào tháng 3. Dầu Nga bị Mỹ cấm nhập khẩu và doanh nghiệp châu Âu xa lánh, nhưng được Ấn Độ và Trung Quốc tăng cường thu mua với mức chiết khấu cao. Dòng dầu của Nga đến châu Á qua đường biển đã tăng ít nhất 50% kể từ đầu năm, theo công ty theo dõi tàu chở dầu Petro-Logistics và một số nguồn dữ liệu khác.

Theo các nhà phân tích, ngay cả khi EU đồng ý áp dụng lệnh cấm dầu Nga trong vòng trừng phạt tiếp theo, Moskva vẫn sẽ giảm được phần nào ảnh hưởng bởi nhu cầu từ châu Á. "Trừ khi phương Tây gây áp lực ngoại giao lên những người mua châu Á, chúng tôi không thấy khả năng tăng chênh lệch nguồn cung và giá dầu tăng vọt", Norbert Rücker, Trưởng nghiên cứu kinh tế của ngân hàng Julius Baer (Thụy Sĩ), đánh giá.

Đồ họa một trụ bơm xăng với nền là cờ Ukraine (bên trái) và cờ Nga (bên phải). Ảnh: Reuters
Đồ họa một trụ bơm xăng với nền là cờ Ukraine (bên trái) và cờ Nga (bên phải). Ảnh: Reuters

Các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và Anh đã cấm các tàu thuộc sở hữu của Nga hoặc mang cờ ghé cảng khiến dòng dầu chảy sang châu Á bằng phương thức chuyển dầu trực tiếp từ tàu này sang tàu khác, dù quá trình này khiến việc vận chuyển tốn kém hơn.

Cụ thể, dầu của Nga được chất trên các tàu chở dầu Aframax hoặc Suezmax có sức chở dưới một triệu thùng. Những con tàu này giao hàng trực tiếp trên biển sang các tàu lớn hơn có thể chở 2 triệu thùng.

"Chuyển dầu giữa các tàu từng diễn ra phổ biến ở vùng biển Đan Mạch, tại điểm vào của Biển Baltic nhưng giờ không còn nữa. Hoạt động này có xu hướng ngày càng tăng ở vùng biển Địa Trung Hải ấm hơn và thân thiện hơn", Chủ tịch Petro-Logistics Mark Gerber, cho biết.

Theo ông Gerber, khối lượng dầu thô và các sản phẩm liên quan của Nga được chuyển giữa các tàu chở dầu ở Địa Trung Hải vào khoảng 400.000 thùng mỗi ngày. Trong đó phần lớn được chuyển đến châu Á, cùng với 2,3 triệu thùng được vận chuyển trực tiếp sang thị trường này mỗi ngày. Vào tháng 1, chỉ khoảng 1,5 triệu thùng dầu Nga được gửi trực tiếp đến châu Á mỗi ngày.

Khối lượng vận chuyển bằng đường biển chỉ là một phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ Nga. Nếu tính cả nguồn cung đường ống, tổng xuất khẩu dầu thô của Nga đã tăng lên trên 8 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 4, tức khôi phục về mức trước khi nổ ra khủng hoảng Ukraine.

Trong khi đó, phương Tây tăng mua dầu châu Phi. Để bù đắp cho sự mất mát của dầu Nga, các nhà máy lọc dầu châu Âu đã chuyển sang nhập khẩu dầu thô Tây Phi, tăng 17% trong tháng 4 so với mức trung bình giai đoạn 2018-2021, theo Petro-Logistics. Dữ liệu của Eikon thì ước khoảng 660.000 thùng dầu mỗi ngày - chủ yếu từ Nigeria, Angola và Cameroon - được chuyển đến Tây Bắc châu Âu trong tháng 5.

Trong khi đó, theo ông Mark Gerber, lượng dầu thô Tây Phi xuất sang Ấn Độ đã giảm gần một nửa, chỉ còn 280.000 thùng mỗi ngày được giao trong tháng 4, từ mức 510.000 thùng mỗi ngày trong tháng 3, do Delhi chuyển sang mua dầu Nga.

Theo các nhà giao dịch, với nhu cầu của châu Âu tăng nóng, giá dầu thô ngọt nhẹ của Nigeria nói riêng đang đạt mức cao kỷ lục. Ví dụ giá dầu thô Forcados của nước này được chào với giá cao hơn ít nhất là 7 USD so với dầu Brent.

Nguồn cung từ dầu khu vực Bắc Phi sang châu Âu cũng tăng 30% kể từ tháng 3. Trong số này, lượng hàng đến Tây Bắc châu Âu từ cảng Sidi Kerir (Ai Cập) có khả năng là dầu của Saudi Arabia tăng gần gấp đôi so với tháng 3, lên trên 400.000 thùng mỗi ngày vào tháng 5.

Cùng với đó, Mỹ cũng đã tăng cường cung cấp dầu cho châu Âu. Theo công ty theo dõi dữ liệu Kpler, nhập khẩu dầu thô của châu Âu trong tháng 5 từ Mỹ tăng hơn 15% so với tháng 3. Châu Âu hiện nhận khoảng 1,45 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ Mỹ.

Theo: VnExpress https://vnexpress.net/xung-dot-ukraine-ve-lai-ban-do-dau-tho-the-gioi-4469775.html


Tags: Xung đột Ukraine, dầu thô,
#Nga-Ukraine #dầu khí


TIN LIÊN QUAN

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022