Thị trường Nga “chê” hàng thủy sản Việt Nam
“Chưa hiểu” thị trường Nga cần gì? Được đánh giá là ngành hàng có lợi thế khi Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (FTA EAEU) có hiệu lực, tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp thủy sản sẽ phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt từ thị trường Nga. Hiện tỷ lệ xuất khẩu thủy sản vào Nga rất thấp, chỉ chiếm hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Chưa kể, giá trị xuất khẩu đang có chiều hướng giảm dần từ năm 2013. Nhiều doanh nghiệp băn khoăn tại sao thị trường Nga lại khó khăn như vậy trong khi họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn vào EU, Mỹ, Anh. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP): Nếu Liên minh châu Âu công nhận 400 doanh nghiệp thủy sảnViệt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thì Nga hiện mới chấp nhận có 30. Con số này là quá ít!
Không phủ nhận việc gia nhập FTA EAEU mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, song theo ông Nam các doanh nghiệp thủy sản cũng sẽ đối diện không ít những khó khăn khi chưa hiểu và đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch.
Cụ thể, một số nội dung của các rào cản kỹ thuật và kiểm định vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn Liên Xô (cũ) mà không giống như tiêu chuẩn hiện hành của các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ hay EU. Sự khác biệt về các tiêu chuẩn kỹ thuật này sẽ là thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt trong quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp còn kêu rằng không có cách nào để vào thị trường Nga. Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu chia sẻ thêm, thời gian qua cũng có vướng mắc về việc kiểm tra chất lượng liên quan đến một loại vi sinh vật yếm khí có trong mặt hàng thuỷ sản. Với các nước EU, họ không đánh giá loại vi sinh vật này là nguy hiểm khi thực phẩm được nấu chín, nhưng khi xuất khẩu sang EAEU thì gặp ách tắc bởi quy định về vấn đề này.
Lãnh đạo Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam cùng các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã nỗ lực để đáp ứng mọi yêu cầu của EAEU, tuy nhiên, sự phản hồi của phía bạn có phần chậm chạp. Trả lời vấn đề này tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng thừa nhận, trước kia xuất khẩu thủy sản sang Nga tương đối tốt sau đó có giảm đi vì họ dừng cấp phép nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp.
“Tuy nhiên, qua trao đổi, gần đây phía Nga đã mở cửa trở lại cho rất nhiều doanh nghiệp của chúng ta xuất khẩu. Phía Nga cũng có điều kiện và quy định rất chặt chẽ về thủy sản.
Trong các doanh nghiệp của chúng ta được xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các điều kiện của phía Nga trước khi được phép hoàn toàn vào thị trường”, Thứ trưởng Hưng nói.
Thứ trưởng Hưng cũng cho biết, Bộ Công thương cũng đang làm việc tích cực với phía Nga để đảm bảo thúc đẩy hơn nữa lượng xuất khẩu của ta vào thị trường Nga. Ông Hưng tin tường, với FTA EAEU, Việt Nam bắt đầu chuẩn bị cho một chương trình mới xuất khẩu thủy sản vào thị trường các nước này. Hiện hai bên vẫn đang tích cực làm việc để thúc đẩy việc này trong thời gian tới.
Theo http://bizlive.vn
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022