Tỉ phú Soros: Châu Âu đang tự giết mình khi theo Mỹ trừng ph
Tỉ phú Soros người Mỹ đã cáo buộc các nhà lãnh đạo phương Tây gây chiến lược thù địch, trừng phạt Nga, trong khủng khoảng Ukraine. Ông cho rằng cuộc khủng hoảng này gây ra nguy cơ tử vong cho cả nền kinh tế châu Âu.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, nhà tỉ phú người Mỹ phàn nàn rằng, các nhà lãnh đạo châu Âu đang đánh giá không đúng mức nguy hiểm của khủng hoảng Ukraine đối với nền kinh tế châu Âu.
Ông Soros cho biết lệnh cấm vận với Moscow đã có một ảnh hưởng sâu xa hơn với những gì các nhà lãnh đạo phương Tây từng tưởng tượng.
"Xử phạt Nga sẽ gây áp lực với giảm phát và suy thoái ở châu Âu là điều đã được cảnh báo, nhưng họ đều đã bỏ qua và bây giờ nguy cơ đã trở thành hiện thực. Nó là một cú sốc lớn cho các ngân hàng châu Âu làm ăn với nước Nga", ông nói.
Những điều mà vị tỉ phú Mỹ nói đã được chứng minh trên thực tế. Lấy ví dụ rõ nhất là Đức. Kể từ năm 1992, có hơn 6.000 công ty Đức thiết lập hoạt động ở Nga, nơi đã trở thành thị trường lớn cho xe ô tô, dược phẩm và máy móc của Đức. Đức là đối tác thương mại nước ngoài lớn thứ 3 của Nga chỉ sau Trung Quốc và Hà Lan.
Chỉ vì lệnh trừng phạt Nga mà theo thăm dò của Phòng Thương mại Đức, 36% doanh nghiệp làm ăn với Nga dự kiến sẽ hủy bỏ các dự án do tình hình ở Nga. Và 58% nói rằng họ đã bị tổn thương bởi các biện pháp trừng phạt được phương Tây áp đặt lên Nga hồi tháng 3 năm ngoái.
Chính điều này đã khiến báo chí Đức phải đặt câu hỏi Mỹ và Anh mượn khủng hoảng Ukraine để trừng phạt Nga nhưng mục đích sâu xa khác là phá hoại nền kinh tế Đức. Chính vì vậy, Đức đang là nước sốt sắng tìm cách giúp Nga phá vòng vây kinh tế vì đó cũng là tự giúp họ.
Ông Soros là người gốc Hungary, từng đầu tư làm ăn tại cả Ukraine và Nga trong thập niên 1990. Có lẽ tỉ phú Soros hiểu về kinh tế và tâm lý của người Nga, Ukraine hơn cả các lãnh đạo phương Tây.
Theo vị tỉ phú này, cách tốt nhất mà phương Tây nên làm là bỏ tiền ra giúp chính quyền Ukraine phục hồi nền kinh tế, ít nhất là 50 tỉ USD trong quý đầu năm nay. Tuy nhiên, khó mong Mỹ bỏ nhiều tiền như vậy để giúp đỡ Ukraine khi nước này không phải mỏ dầu mà dầu bây giờ cũng tụt giá thảm hại.
Theo http://motthegioi.vn
TIN LIÊN QUAN
Dòng chảy phương Bắc 1 - tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu đã tạm ngừng hoạt động từ 4h ngày 31/8 theo giờ Moscow.
01/09/2022
Ôtô, TV, smartphone Trung Quốc đang thay thế hàng nhập khẩu từ Đức và Hàn Quốc tại Nga, sau làn sóng doanh nghiệp quốc tế rút khỏi Moskva.
31/08/2022
Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.
25/08/2022
Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.
23/08/2022
Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.
19/08/2022
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022