Vietnews.ru
Kinh tế

Tỷ phú Mỹ đầu tư vào Nga trong khủng hoảng

14/04/2016 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Tỷ phú Mỹ Jim Rogers cho rằng kinh tế Mỹ đang suy thoái nhanh hơn kinh tế Nga và quyết định đầu tư vào đồng rúp.

Vị tỷ phú Mỹ Jim Rogers đưa ra một dự báo lạc quan hơn cho nền kinh tế Nga so với Mỹ, ngoài ra đó cũng là những tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế vào nền kinh tế vững chãi trong suy thoái này.

Theo đó, bản thân ông Jim Rogers cũng đã sẵn sàng đầu tư các khoản tiền lớn vào hai tập đoàn kinh tế được cho là hàng đầu của Nga như Rosneft trong lĩnh vực dầu mỏ và Alros trong lĩnh vực công nghiệp nhôm, ngành công nghiệp du lịch của Nga cũng không nhỏ.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Reuters, Rogers khẳng định rằng tiềm năng phát triển của Rosneft và Alros là khá lớn. Tuy nhiên, Rogers sẽ chỉ đầu tư tiền mua cổ phiếu của các tập đoàn này sau khi đã xem các công ty này có phải chịu các lệnh cấm vận chống Nga hay không.

Tỷ phú Mỹ đầu tư vào Nga trong khủng hoảng
Du lịch Nga được tỷ phú Mỹ chú trọng đầu tư.

Ngoài việc có thể đầu tư vào các lĩnh vực trên, Rogers cũng đang xem xét sẽ đầu tư thêm vào mảng nông nghiệp và du lịch Nga.
“Tôi đánh giá ngành công nghiệp du lịch Nga rất lạc quan”- Rogers khẳng định. Được biết, cơ sở để Rogers đưa ra các đánh giá này là do Rogers đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư mua trái phiếu của Nga.

“Tôi đã mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn của Nga khoảng 2-3 tuần trước. Nếu như có thể thì tôi đã mua nhiều hơn nữa”- Rogers tiết lộ với Reuters.

Tỷ phú Rogers đồng thời khẳng định rằng sẽ không đầu tư vào các trái phiếu châu Âu mà chỉ đầu tư vào các trái phiếu của Nga vì trái phiếu Nga sẽ sinh lợi nhiều hơn.

“Ngày càng có nhiều nhà đầu tư hiểu rằng Nga là điểm đến đầy hấp dẫn để đầu tư. Khác với Mỹ và Bồ Đào Nha, Nga sẽ không thể rơi vào tình trạng vỡ nợ”- Rogers quả quyết.

“Nền kinh tế Nga đang trải qua giai đoạn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ sẽ còn phải đối mặt với sự suy thoái mạnh, nền kinh tế Đức cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu như sụp đổ thì các nền kinh tế này sẽ sụp đổ nhanh hơn những gì mà nền kinh tế Nga đã phải trải qua”- Tỷ phú Rogers kết luận.

Những gì mà ông Rogers đưa ra rất đúng với những gì ghi nhận ở Nga trong khi nền kinh tế chung gặp khủng hoảng.

Đồng nội tệ mất giá, giá dầu lao đao đã kéo tụt cả nền kinh tế Nga xuống mức thấp kỷ lục. Song tín hiệu từ Bộ trưởng Tài chính Nga A. Siluanov nhận định triển vọng kinh tế của Nga sáng sủa hơn khi Chính phủ Nga đã áp dụng một chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn. Còn theo các chuyên gia, trong ngắn hạn, sự phục hồi giá dầu toàn cầu có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga; việc chuyển đổi sang một mô hình kinh tế lành mạnh hơn có thể tạo ra một sự khác biệt thực sự trong dài hạn.

Một bằng chứng rõ ràng nhất về các tin vui với nền kinh tế Nga được ông Oleg Safonov, Giám đốc Cơ quan Du lịch liên bang của Nga cho hay lượng du lịch nước ngoài tới Nga đã tăng thêm trong 2015 (13% so với 2014) và một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới ngành du lịch là giá trị đồng ruble đang ở mức hấp dẫn so với các đồng tiền quốc tế sau khi suy giảm mạnh.


Chênh lệch tỷ giá hối đoái làm số tiền Nga thu về cho mỗi thùng dầu tăng.

“Đồng ruble suy yếu so với các đồng ngoại tệ chủ chốt như USD và Euro. Một mặt, đây là tín hiệu không tốt đối với nền kinh tế Nga nhưng mặt khác, sự suy yếu này tạo ra các điều kiện thuận lợi để gia tăng dòng khách du lịch nước ngoài đến Nga. Chúng tôi cần tích cực hơn nữa để đạt được mục đích này”- Oleg Safonov nhấn mạnh.

Không chỉ du lịch, theo nhà báo Tim Worstall đăng tải bài bình luận trên Tạp chí Forbes minh chứng cho việc đồng Rúp trượt giá lại là những gì Nga cần vào thời điểm bị phương Tây và Mỹ cấm vận kinh tế.

Tỷ giá hối đoái giảm có nghĩa là Nga sẽ nhận được số rúp nhiều hơn cho mỗi thùng dầu bán đi. Chính vì sự chênh lệch này, Nga sẽ thu về số rúp nhiều hơn khi bán 1 thùng dầu. Điều đó làm giảm bớt áp lực cho ngân sách được tính bằng đồng rúp của Nga, quốc gia mà phần lớn ngân sách là từ thuế xuất khẩu dầu.

Trong khi đó, bị cấm vận kinh tế và đồng nội tệ mất giá càng chẳng thể Nga đầu tư ra nước ngoài. Điều này được Nga chuyển vào củng cố các nền công nghiệp và nông nghiệp trong nước, củng cố địa vị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó tạo thế chân vững chãi hơn sau khủng hoảng kinh tế.


Việc nhiều mặt hàng nước ngoài bị cấm nhập khẩu vào Nga là động lực khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong nước.

“Đồng rúp mất giá làm cho giá trị các mặt hàng nhập khẩu đắt hơn khiến nhu cầu các mặt hàng thay thế được sản xuất trong nước tăng lên. Điều đó có lợi cho sản xuất trong nước. Nó cũng làm cho kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác rẻ hơn, qua đó thúc đẩy xuất khẩu phi dầu mỏ. Đây chính xác là những gì cần để thúc đẩy một nền kinh tế”, Worstall nói.

So với Nga, nền kinh tế Mỹ hiện đang được dự báo tăng trưởng và khẳng định không hề có bong bóng kinh tế, song nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới này ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc suy thoái toàn cầu do phụ thuộc vào các nền kinh tế khác như châu Âu, Trung Quốc,... Khi đó, việc các quốc gia liên đới bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, Mỹ cũng khó có thể phát triển vững chãi và sớm suy thoái nhanh hơn.

Theo http://baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Dòng chảy phương Bắc 1 - tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu đã tạm ngừng hoạt động từ 4h ngày 31/8 theo giờ Moscow.

Kinh tế,

01/09/2022

Ôtô, TV, smartphone Trung Quốc đang thay thế hàng nhập khẩu từ Đức và Hàn Quốc tại Nga, sau làn sóng doanh nghiệp quốc tế rút khỏi Moskva.

Kinh tế,

31/08/2022

Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.

Kinh tế,

25/08/2022

Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.

Kinh tế,

23/08/2022

Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.

Kinh tế,

19/08/2022

Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.

Kinh tế,

15/08/2022

Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.

Kinh tế,

15/08/2022

GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.

Kinh tế,

12/08/2022

Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023

Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.

Kinh tế,

31/07/2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru