Vietnews.ru
Kinh tế

Vì sao Nga từ chối gia nhập OPEC?

08/09/2015 (Đọc 3 phút)

Xem thêm:

Vì sao Nga từ chối gia nhập OPEC?
Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Rosneft, Igor Sechin

Ngày 7/9, tờ Lenta dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Rosneft, Igor Sechin cho biết, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đề nghị Nga tham gia vào nhóm, song nước này đã quyết định không tham gia mà chỉ là quan sát viên.

Theo ông Igor Sechin, việc Nga thông qua quyết định không tham gia OPEC là vì một số lý do. Trong số đó có những sự khác biệt về công nghệ trong các phương pháp sản xuất dầu, cũng như thực tế là thị trường Nga ở khu vực này là gần như hoàn toàn tư hữu hóa, và chính phủ Nga có thể không trực tiếp kiểm soát như trong các nước OPEC đang làm.

Cũng theo ông Sechin, các nước châu Âu là những người tiêu thụ chính dầu mỏ của Nga, đồng thời ông nhấn mạnh rằng "các thị trường đang phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APR) là rất hấp dẫn".

"Hiện tại, mặc dù khối lượng khá lớn có xu hướng tập trung vào khu vực APR, song kim ngạch xuất khẩu tổng thể của chúng tôi không vượt quá 13-15%", người đứng đầu "Rosneft" cho biết.

Ngoài ra, theo ông Sechin, triển vọng lâu dài của ngành công nghiệp dầu mỏ trên thế giới được gắn kết với Nga, Venezuela và Iran.

Người đứng đầu "Rosneft" cho biết thực tế là các quốc gia này có tiềm năng lớn nhất trong việc thăm dò và phát triển các mỏ mới. Theo ông Sechin, dự trữ dầu thô ở Nga vượt Mỹ và Trung Đông.

Ngày 4 tháng Chín trong khuôn khổ của diễn đàn kinh tế phương Đông WEF- 2015, ông Sechin bày tỏ quan điểm cho rằng tổng khối lượng sản xuất dầu ở Nga trong tương lai sẽ có thể vượt mức 700 triệu tấn/năm. Trong năm 2014 con số này lên tới 526.750.000 tấn.

Ngày 31 tháng 8 trước việc giá dầu sụt giảm, OPEC đưa ra đề xuất thiết lập một cuộc đối thoại giữa các quốc gia nhằm ổn định thị trường. OPEC lưu ý rằng, việc giảm giá nhiên liệu là một nỗ lực góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của các nước sản xuất, khai thác hydrocarbon, đầu tư năng lượng đang giảm, và trong tương lai có thể khô cạn hoàn toàn.

OPEC - một tổ chức quốc tế được tạo ra bởi các nước sản xuất dầu mỏ nhằm ổn định giá dầu. Bao gồm 12 quốc gia: Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Venezuela, Qatar, Libya, United Arab Emirates, Algeria, Nigeria, Ecuador và Angola.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Lenta, trang chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự và các thông đến tình hình các nước trong không gian hậu Xô Viết.

Theo http://cafef.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.

Kinh tế,

25/08/2022

Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.

Kinh tế,

23/08/2022

Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.

Kinh tế,

19/08/2022

Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.

Kinh tế,

15/08/2022

Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.

Kinh tế,

15/08/2022

GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.

Kinh tế,

12/08/2022

Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023

Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.

Kinh tế,

31/07/2022

Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.

Kinh tế,

30/07/2022

Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.

Kinh tế,

30/07/2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022