Việt Nam và Liên bang Nga ký thỏa thuận thăm dò dầu mỏ
Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã tham dự phiên họp toàn thể.


Sau đó, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Chủ tịch tập đoàn Rosneft của Nga Igor Sechin, Tổng giám đốc công ty dầu mỏ Zarubezhneft Alexander Kudasov và Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) Đỗ Văn Hậu đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về khả năng hợp tác tiến hành nghiên cứu địa chất chung các lô 125 và 126 thuộc Bể Phú Khánh, trên thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu cùng các quan chức Việt Nam cũng đã có buổi làm việc, trao đổi với Tổng giám đốc Alexander Kudasov và công ty dầu mỏ Zarubezhneft.


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đã thăm gian triển lãm của PetroVietnam tại triển lãm Dầu mỏ thế giới lần thứ 21, sự kiện được tổ chức song song với Hội nghị trên.
Diễn ra ba năm một lần, Hội nghị Dầu mỏ thế giới năm nay được tiến hành trong bối cảnh giá dầu mỏ thế giới leo tới ngưỡng cao kỷ lục trong vòng 9 tháng qua do tình trạng bạo lực tại Iraq.
Hội nghị thể hiện rõ mong muốn tiếp tục đầu tư vào Nga của các tập đoàn phương Tây bất chấp những căng thẳng liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.
Tham gia hội nghị trên có khoảng 4.000 đại biểu, trong đó có 30 bộ trưởng, 400 giám đốc điều hành và người đứng đầu các tổ chức công nghiệp đến từ hơn 80 nước.
Trong số các đại biểu có Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Abdullah El-Badri, nhiều nhân vật đứng đầu các tập đoàn dầu khí khổng lồ của phương Tây như Giám đốc điều hành tập đoàn BP của Anh Bob Dudley, Chủ tịch Hội đồng quản trị Exxon Mobil Mỹ Rex Tiller, cùng lãnh đạo các tập đoàn dầu khí lớn khác của Nga.
Chủ đề chính của hội nghị lần này là "Đảm bảo nguồn cung năng lượng có trách nhiệm cho thế giới đang phát triển". Các vấn đề thảo luận gồm nguồn dầu mỏ và khí đốt truyền thống và phi truyền thống; lĩnh vực tài chính; quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng; an ninh môi trường; đảm bảo ổn định năng lượng; vận chuyển dầu và khí đốt, các dự án tại Bắc Cực.
TIN LIÊN QUAN
Điện Kremlin tuyên bố Nga đã trả nợ và không có căn cứ nào để nói nước này vỡ nợ.
27/06/2022
Ấn Độ tăng mua dầu thô giá rẻ Nga khi nguồn năng lượng này mang lại lợi ích lớn về kinh tế vĩ mô, bất chấp nỗ lực ngăn cản từ EU.
27/06/2022
Ngày 26.6, bốn nước G7 đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga, đánh dấu động thái mới trong nỗ lực phong toả kinh tế của nước này vì chiến sự tại Ukraine.
26/06/2022
Chính phủ Đức cảnh báo rằng sau đợt bảo trì dài 10 ngày từ 11 – 21/7, đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt từ Nga có thể không được mở khóa van trở lại.
Ngày 22/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao nguy cơ vỡ nợ của Moskva.
22/06/2022
Bất chấp ảnh hưởng từ những lệnh cấm vận và biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng Rúp Nga đang tiếp tục tăng giá so với đồng USD, trở thành đơn vị tiền tệ mạnh nhất thế giới nửa đầu năm nay.
22/06/2022
Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng Ukraine, Thụy Sĩ nhập khẩu vàng từ Nga, cho thấy lập trường của ngành này với Nga có thể đã bớt căng thẳng.
22/06/2022
Tata Steel đã nhập khẩu khoảng 75.000 tấn than từ Nga trong nửa cuối tháng 5/2022, chỉ vài tuần sau khi cam kết ngừng kinh doanh với phía Nga.
21/06/2022
Quan chức cấp cao của EU khẳng định liên minh này không nhắm vào lương thực và phân bón của Nga.
21/06/2022
Hiện chương trình này áp dụng đối với các gia đình có con sinh từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2022, và các khoản vay này có thể được thực hiện đến hết năm 2023.
21/06/2022