Bloomberg: Nga lần đầu vỡ nợ nước ngoài
Với việc thời kỳ ân hạn (thời hạn chót để thanh toán khoản nợ) của 2 trái phiếu châu Âu kết thúc hôm 26/6, Nga lần đầu tiên vỡ nợ nước ngoài trong một thế kỷ, theo Bloomberg.
Đáng ra, Nga phải trả khoản lãi suất trị giá khoảng 100 triệu USD này từ hôm 27/5, nhưng được ân hạn đến ngày 26/6. Do không thể trả tiền sau mốc thời gian này, Nga đã rơi vào tình trạng vỡ nợ về mặt kỹ thuật, theo Bloomberg.
"Đây là điều rất hiếm khi xảy ra: Một chính phủ có thể trả nợ, nhưng bị một chính phủ nước ngoài ép buộc rơi vào tình trạng vỡ nợ", ông Hassan Malik, chuyên gia tại công ty Loomis Sayles (Mỹ), nói, theo Bloomberg.
Về phần mình, Moscow phản đối việc sử dụng thuật ngữ "vỡ nợ". Theo giới chức Nga, họ có đủ nguồn lực tài chính để chi trả bất cứ khoản phí nào, nhưng không thể thanh toán.
Hồi đầu tháng 6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố phương Tây ép Nga đến cảnh "vỡ nợ nhân tạo", theo Tass. "Tôi gọi là nhân tạo, vì tình huống do họ tạo ra chứ không có cơ sở thực tế nào về vỡ nợ của Nga".
Kể từ sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine hôm 24/2, nước này đối mặt hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây, khiến Moscow không thể trả lãi suất trái phiếu cho các nhà đầu tư bằng USD hay euro.
Hôm 22/6, Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài.
Ông Putin ra lệnh chính phủ trong 10 ngày phải chọn ra các ngân hàng có khả năng xử lý các khoản thanh toán liên quan trái phiếu châu Âu, tương tự cơ chế Moscow áp dụng để xử lý các khoản thanh toán khí đốt bằng đồng ruble.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hôm 23/6 gọi tình hình hiện nay là “trò hề”, khi Nga có đủ phương tiện và ý chí trả nợ nhờ nguồn tiền từ xuất khẩu năng lượng.
“Mọi người có thể tuyên bố bất cứ điều gì họ muốn”, ông nói. “Nhưng bất cứ ai hiểu chuyện đều biết rằng đây không phải vỡ nợ”.
Theo Bloomberg, các nhà đầu tư chưa nhận được tiền thanh toán từ Nga sẽ không cần hành động ngay lập tức. Thay vào đó, họ có thể theo dõi diễn biến cuộc xung đột tại Ukraine và hy vọng các lệnh cấm vận sẽ dần được dỡ bỏ.
“Hầu hết người mua trái phiếu sẽ tiếp tục chờ đợi”, ông Takahide Kiuchi, một nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản), nói.
Theo: zingnews.vn
https://zingnews.vn/bloomberg-nga-lan-dau-vo-no-nuoc-ngoai-post1330150.htmlTIN LIÊN QUAN
Với việc thời kỳ ân hạn (thời hạn chót để thanh toán khoản nợ) của 2 trái phiếu châu Âu kết thúc hôm 26/6, Nga lần đầu tiên vỡ nợ nước ngoài trong một thế kỷ, theo Bloomberg.
27/06/2022
Nền kinh tế Nga đang đứng vững khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng liệu điều này sẽ kéo dài?
25/06/2022
Vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, nằm cách phần còn lại của nước này hàng trăm dặm về phía Tây, đang trở thành “điểm nóng mới nhất” khi căng thẳng giữa Nga và châu Âu leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
21/06/2022
Theo thống kê của công cụ tìm kiếm, kể từ đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã trở thành nước đi đầu trong các yêu cầu mua quốc tịch hoặc giấy phép cư trú của các quốc gia khác.
18/06/2022
Sau khi phải vật lộn với nhiều thách thức về cung ứng hậu cần trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Moskva đã quay trở lại với phương pháp vận chuyển có từ thời Liên Xô – đó là phát huy tối đa vai trò của đường sắt.
15/06/2022
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022