Kỷ niệm 25 năm lập Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga
Tới dự về phía Việt Nam có đoàn đại biểu do Thứ trưởng Khoa học-Công nghệ Trần Việt Thanh làm Trưởng đoàn, Đại sứ Việt Nam tại Nga, Phạm Xuân Sơn cùng các cán bộ Đại sứ quán.
Về phía Nga có Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học, Andrey Petrov, đồng Chủ tịch Uỷ ban Phối hợp về Trung tâm Nhiệt đới, Dmitry Paplov, các đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Viện Hàn lâm khoa học và Duma Quốc gia (Hạ viện) cùng đông đảo các nhà khoa học làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đánh giá cao kết quả hoạt động của Trung tâm Nhiệt đới trong 25 năm qua, coi đây là biểu tượng nổi bật của quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác hiệu quả cùng có lợi giữa các nhà khoa học hai nước.
Thứ trưởng Trần Việt Thanh đã điểm lại trong 25 năm tồn tại và phát triển, Trung tâm Nhiệt đới đã thành lập được một cơ sở vật chất-kỹ thuật, nghiên cứu và hợp tác khoa học rất tốt, đã tiến hành thành công hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học và đào tạo hàng trăm chuyên gia có trình độ cao cho Việt Nam, trong đó có 7 tiến sỹ khoa học và 45 tiến sỹ, đồng thời đã thiết lập và thúc đẩy quan hệ hợp tác với hàng chục bộ-ngành-tổ chức khoa học của Việt Nam.
Đọc báo cáo tại hội thảo, hai đồng tổng giám đốc Trung tâm Nhiệt đới, Trịnh Quốc Khánh và Andrey Kuznetsov cùng đại diện Viện Hàn lâm Y học Nga đã nêu rõ quá trình thành lập và phát triển Trung tâm Nhiệt đới, những thành tích phối hợp nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga theo 3 hướng gồm: Độ bền nhiệt đới, Sinh thái nhiệt đới và Y sinh nhiệt đới, cũng như những kết quả nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tác hại lâu dài của chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Các báo cáo viên cũng nêu lên những nhiệm vụ mới đang đặt ra trước Trung tâm Nhiệt đới nhằm nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học phù hợp với yêu cầu của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga, cũng như nhu cầu của mỗi bên trong các lĩnh vực sinh thái và y học v.v.
Theo hiệp định mới ký giữa hai bên, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga sẽ hoạt động đến năm 2017 và có thể gia hạn tiếp./.
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022