Ngành Việt Nam học ở Nga đạt nhiều thành công
Đại sứ Ngô Đức Mạnh phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: TTXVN |
Đại sứ quán Việt Nam tại Moscow vừa tổ chức Diễn đàn “Giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học tại LB Nga”. Đây là hoạt động đầu tiên của Đại sứ quán Việt Nam trong khuôn khổ Năm hữu nghị Việt- Nga và cũng là diễn đàn đầu tiên về chủ đề quan trọng này được tổ chức trong thời hậu Xô Viết.
Tham gia diễn đàn có đại diện của các trung tâm khoa học lớn nhất nghiên cứu về Việt Nam, các trường đại học giảng đạy tiếng Việt và đào tạo các chuyên gia trong ngành Việt Nam học, cũng như những sinh viên nghiên cứu về Việt Nam.
Ngay từ năm 1931, tại Leningrad, ông Nguyễn Khánh Toàn khi làm việc tại Quốc tế Cộng sản dưới biệt danh Minin, đã tổ chức việc dạy và học tiếng Việt. Tuy nhiên, đến năm 1935, ở Nga chỉ đào tạo được hai nhà Việt Nam học. Nhưng, vào năm 1956, Đại học quốc gia Moscow bắt đầu giảng dạy tiếng Việt và môn Việt Nam học. Trong nhóm thí điểm sinh viên Nga học tiếng Việt có 10 người. Hai năm sau (1958), ba người trong số đó đã trở thành sinh viên Nga đầu tiên nghiên cứu môn tiếng Việt tại Hà Nội.
Trọng tâm chú ý của diễn đàn là tình trạng hiện nay của ngành Việt Nam học và giảng dạy tiếng Việt ở Nga. Trong thập kỷ qua, ở Nga đã xuất hiện hàng chục chuyên khảo về các vấn đề của Việt Nam cổ đại, trung đại và ngày nay, về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Ngày nay, các trường đại học Nga hằng năm đào tạo khoảng 100 chuyên gia về tiếng Việt và ngành Việt Nam học. Con số này gấp 4 lần so với những năm cuối của kỷ nguyên Xô Viết. Khi đó các nhà Việt Nam học được đào tạo chủ yếu ở Moscow, còn bây giờ tiếng Việt được giảng dạy cả ở St. Petersburg và Vladivostok và bắt đầu từ năm 2019 tại Kazan, thủ đô Tatarstan. Chỉ riêng ở Moscow có 7 trường đại học giảng dạy tiếng Việt.
Theo ông Alexei Syunnerberg, những người tham gia diễn đàn nhất trí ghi nhận ở Nga sự quan tâm của những người trẻ đến việc nghiên cứu tiếng Việt đang ngày càng tăng cao. Trước hết, đó là những người đã đến thăm Việt Nam như khách du lịch hoặc những người có cha mẹ đang hoặc đã làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, không có nghi ngờ gì rằng ngành Việt Nam học ở Nga đã đạt nhiều thành công.
Tuy nhiên vẫn còn vài bất cập cần giải quyết.
Theo đó, trong những năm gần đây, cuộc sống ở Nga và ở Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng và cùng với điều đó, ngôn ngữ cũng thay đổi. Trong tiếng Nga và tiếng Việt ngày càng có nhiều từ mới, cách diễn đạt mới. Để tìm hiểu ngôn ngữ hiện đại, cần phải du học, cả ở Nga và Việt Nam.
Số lượng giáo viên người Nga dạy tiếng Việt cũng suy giảm ở mức báo động. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học đều đi làm ở lĩnh vực kinh doanh do mang lại lợi nhuận cao hơn. Đây là nguyên nhân tại sao ở Nga đang thiếu trầm trọng sách giáo khoa mới phản ánh tình trạng hiện tại của tiếng Việt.
Những đại biểu dự diễn đàn đã nêu một số gợi ý nhằm cải thiện việc giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam tại Nga. Chẳng hạn, mỗi trường đại học, nơi giảng dạy tiếng Việt, cần phải có ít nhất 1 giáo viên tiếng Việt người bản ngữ. Phía Việt Nam cũng nên tổ chức những lớp thực tập ngôn ngữ ngắn hạn không chỉ cho sinh viên mà còn cho các giáo viên từ Nga, đặc biệt là không chỉ tại các trường đại học ỏ Hà Nội mà cả TPHCM.
Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga hoặc các hiệp hội người Việt tại Nga nên bảo trợ những cuộc thi Olympic về Việt Nam và tiếng Việt dành cho học sinh và sinh viên Nga.
Để mở rộng hiểu biết về Việt Nam, nên mời những người Nga trẻ tham gia các sự kiện văn hóa do cộng đồng người Việt ở Nga tổ chức. Ngoài ra, đại biểu còn đề xuất thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam với một thư viện về Việt Nam trên cơ sở Trung tâm Thương mại Hà Nội-Moscow.
Về phần mình, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga cam kết quan tâm thúc đẩy và là địa chỉ tin cậy để các nhà khoa học Nga gửi gắm các ý tưởng nhằm phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh giáo dục và khoa học.
Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nga ký sắc lệnh đưa Việt Nam, Campuchia và Myanmar vào danh sách quốc gia có công dân được cấp visa điện tử để nhập cảnh nước này.
Nhân vật công chúng của nước Nga, ông Oleg Vladimirovich Deripaska, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Nga và Việt Nam.
31/12/2022
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022