Số phận một học giả: Từ Nga sang và từ Pháp đến Việt Nam
Sử gia Matxcơva, PGS-TS Maksim Syunnerber cho biết: “Ở đây chúng ta đang nói đến học giả Viktor Golubev. Trong bản cáo phó khi ông từ trần năm 1945, các nhà khoa học thuộc Viễn Đông Bác cổ Pháp đã gọi Viktor Golubev là "một người Pháp vĩ đại đã dành cho nhân dân Việt Nam tình yêu mến và lòng trung thành tận tụy”. Đúng vậy, Viktor Golubev làm việc chủ yếu trong khuôn khổ Trường nghiên cứu Viễn Đông của Pháp, trong suốt 17 năm ông là Thư ký-Thủ thư (là chức vụ hành chính quan trọng thứ hai ở Trường này), thậm chí có thời gian ông đảm trách cương vị Quyền Giám đốc. Nhưng về nguồn gốc xuất thân thì Viktor Golubev là người Nga”.
Viktor Golubev sinh năm 1878. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học tại Đại học Tổng hợp Saint-Peterburg. Ở độ tuổi hai mươi, ông rời nước Nga để tiếp tục học tập ở châu Âu. Khi đó, không một ai có thể hình dung được rằng Viktor Golubev sẽ chẳng bao giờ trở lại quê hương Nga nữa.
Từ năm 1904, Viktor Golubev sống ở Paris. Chính trong “thời kỳ Pháp” của cuộc đởi ông đã hình thành niềm say mê khoa học như một chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử nghệ thuật. Viktor Golubev đã đi nhiều nơi, tham gia những cuộc thám hiểm khảo cổ học ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, Ấn Độ, Tích Lan, Indonesia... Qua những cuộc điền dã như vậy, Viktor Golubev đã định hình phương pháp nghiên cứu riêng của mình mà sau đó rất đắc dụng ở Đông Dương. Theo nhận xét của các đồng nghiệp, ông đã trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử nghệ thuật Phật giáo và thế tục của Ấn Độ cũng như Viễn Đông. Những công trình của ông nhận được sự đánh giá cao nhất trong cộng đồng khoa học cả ở Pháp ở Nga, cụ thể, sự đánh giá hết sức trân trọng của nhà Đông Phương học hàng đầu của nước Nga là Nikolai Rerikh.
Khi Thế chiến I bùng nổ năm 1914, Viktor Golubev được cử làm đại diện của Hội Chữ thập đỏ Nga thuộc Chính phủ Pháp. Suốt thời gian cuộc chiến ác liệt, ông đã trải qua trên mặt trận Pháp-Phổ, phụ trách đoàn xe quân y mà nước Nga tặng cho nước Pháp đồng minh. Ông được tặng thưởng huy chương quân sự. Không chỉ một lần Viktor Golubev bay lên bầu trời bằng phi cơ trinh sát, từ trên không tiến hành chụp ảnh tuyến mặt trận. Kinh nghiệm từ công việc thời chiến này hóa ra rất hữu ích cho ông khi ở Đông Dương.
Sau chiến tranh, Viktor Golubev bắt đầu làm việc tại cơ sở trung tâm ở Paris của Trường Viễn Đông Pháp. Tuy nhiên, cuộc sống châu Âu chẳng phải là ngọt ngào với nhà khoa học tha hương này, mà phủ bóng ảm đạm bởi tấn bi kịch đời tư. Natalya, người vợ Nga xinh đẹp của ông, từng sinh hạ với Viktor Golubev hai đứa con trai, vào một ngày định mệnh đã rời bỏ ông để đi theo bạn tình là nhà văn Italia Gabriele D\'Annunzio, kẻ phiêu lưu khét tiếng và là bạn hữu thân cận của trùm phát-xít Mussolini. Người phụ nữ này còn mang cả hai con theo mình. Số phận của hai người con nhà Golubev đã định đoạt theo những cách khác nhau. Người con lớn sau này trở về Nga, đứng vào hàng ngũ yêu nước chiến đấu chống phát-xít Đức trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Còn người con út thì tham gia quân đội của nhà độc tài Franco của Tây Ban Nha.
Bị phản bội, còn lại một mình đơn độc, Viktor Golubev quyết định dời thật xa nước Pháp, nơi mà cuộc sống gia đình của ông đã tan vỡ. Từ đây, bắt đầu thời kỳ thứ ba trong cuộc đời Viktor Golubev là “thời kỳ Việt Nam”, giai đoạn rực rỡ nhất trong cuộc đời nhà khảo cổ học gốc Nga. Năm 1920, chuyên viên khoa học 42 tuổi từ biệt kinh thành Pháp và chuyển đến xứ Đông Dương.
Các bạn thân mến, phần tiếp nối câu chuyện về cuộc đời nhà khảo cổ học Viktor Golubev, người phát hiện ra nền Văn hóa Đông Sơn, sẽ được đài chúng tôi giới thiệu vào thứ Năm tuần sau, trong loạt bài chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua”. Mời các bạn đón nghe chương trình phát thanh và truy cập trang điện tử của Đài "Tiếng nói nước Nga".
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022