Vietnews.ru
Quan hệ Nga-Việt

Triển vọng của trực thăng Nga ở Việt Nam

16/12/2011 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Đất Việt vừa có cuộc phỏng vấn với ông Igor Savichev, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty cổ phần Máy bay Trực thăng Nga (Russian Helicopters) tại Việt Nam, sáng ngày 13/12.

(ĐVO) Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Phóng viên - Sự kiện Russian Helicopters mở văn phòng đại diện ở Việt Nam (>> chi tiết) đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của độc giả Báo Đất Việt. Nhân dịp này, ông có thể giới thiệu về công ty?

Ông Igor Savichev - Russian Helicopters được thành lập từ năm 2006. Tuy có tuổi đời khá trẻ nhưng các nhà máy thuộc công ty đã có quá trình hoạt động lâu đời, có đơn vị đã hoạt động gần 60 năm. Mục đích của việc thành lập công ty là nhằm quy tụ các nhà máy sản xuất và bảo dưỡng trực thăng về một mối, để tiện cho công việc quản lý, điều hành và tăng hiệu quả kinh doanh.

Công ty chúng tôi gồm có 5 nhà máy chế tạo chính, 2 viện thiết kế (Mil và Kamov), 2 công ty sản xuất phụ tùng thay thế và một công ty chuyên về dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng tại tất cả các nước trên thế giới. Công ty sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ ý tưởng thiết kế đến chế tạo, khai thác và không còn được sử dụng nữa. Hiện Russian Helicopters có 2 dòng sản phẩm chính là trực thăng quân dụng và dân dụng.

- Xin ông cho biết thêm về các văn phòng đại diện của Russian Helicopters trên thế giới?

- Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà Russian Helicopters mở văn phòng đại diện. Trong cuộc họp để chọn quốc gia đặt văn phòng đại diện, có rất nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng tôi cương quyết chọn Việt Nam.

Chúng tôi nhận thấy, Việt Nam là đối tác truyền thống của nước Nga. Hơn nữa, ở đất nước của các bạn số lượng trực thăng Nga được sử dụng khá cao so với nhiều nơi trên thế giới.


Ông Igor Savichev trả lời phỏng vấn phóng viên báo Đất Việt.


- Ông có thể giới thiệu các sản phẩm chủ lực mà Russian Helicopters muốn giới thiệu tại Việt Nam?

- Chúng tôi nhận thấy, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh vì vậy mà nhu cầu mua sắm trực thăng dân dụng sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tôi muốn giới thiệu những mẫu trực thăng có triển vọng nhất tới thị trường Việt Nam. Đó là những trực thăng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, huấn luyện, vận tải, chuyên cơ...

Theo tôi, ở những thành phố lớn của Việt Nam, đường đi lại nhỏ hẹp, việc tiếp cận những địa điểm xảy ra hỏa hoạn của các phương tiện cứu hỏa trên bộ quả là một thách thức lớn. Tuy nhiên, với trực thăng thì điều đó không thành vấn đề. Hiện Russian Hellicoptes có mẫu Ka-32A11VS, có khả năng chở được 5 tấn nước và di chuyển đến nơi xảy ra hỏa hoạn một cách nhanh chóng. Ngoài ra, đối với những tòa nhà cao tầng, trực thăng có thể phun thẳng nước theo chiều ngang vào đám cháy.

Khi số lượng trực thăng ở Việt Nam tăng cao, chắc hẳn sẽ có nhu cầu cao về huấn luyện bay. Do đó, công ty chúng tôi muốn giới thiệu các máy bay trực thăng huấn luyện, mức tiêu thụ nhiên liệu rất thấp.

Theo đánh giá của công ty, Việt Nam sẽ đến những dạng trực thăng nhỏ, gọn, phù hợp với mục đích huấn luyện bay như K-226T hoặc Mi-34S1. Điểm đặc biệt,
Mi-34S1 sử dụng động cơ của Pháp hoặc động cơ xăng.

Việt Nam đã quá quen thuộc với trực thăng đa dụng Mi-8/17 hay Mi-26, các biến thể hiện đại hóa của chúng sẽ được chúng tôi giới thiệu. Loại trực thăng này có thể dùng cho cả mục đích quân sự cũng như dân sự. Trung Quốc hiện cũng mua Mi-26T.

Có sự kiện rất đáng chú ý liên quan đến Mi-26, đó là vào năm 2011, trên chiến trường Afganistan, một chiếc trực thăng vận tải CH-47 Chinook của Mỹ bị bắn rơi. Khi đó, không một chiếc trực thăng vận tải nào của Mỹ có đủ khả năng di chuyển CH-47 Chinook về căn cứ quân sự. Vì vậy, họ phải nhờ đến Mi-26. Và tất nhiên, trực thăng vận tải lớn nhất thế giới đã hoàn thành sứ mệnh.

Triển vọng của trực thăng Nga ở Việt Nam
Trực thăng Mi-26 của Nga thực hiện nhiệm vụ giải cứu "gã khổng lồ" CH-47 Chinook ở Afghanistan.


- Theo ông, những ưu điểm nào giúp trực thăng Nga giành được uy tín trên thị trường thế giới?

- Đầu tiên phải kể đến là độ tin cậy của sản phẩm. Thông thường trực thăng Nga hoạt động rất ổn định và bền bỉ. Máy bay trực thăng Nga có khả năng sống sót cao trên chiến trường, dù bị bắn hỏng 1 động cơ, vẫn có thể quay về căn cứ bình yên vô sự. Trong những cuộc chiến gần đây có sự tham dự của trực thăng Nga, rất nhiều phi công và binh lính bị thương đã được cứu sống nhờ khả năng này của trực thăng.

Nhiều trường hợp trực thăng bị tai nạn nhưng kết luận điều tra chỉ ra nguyên nhân là do quá trình sửa chữa, bảo dưỡng không đúng qui cách, sử dụng phụ tùng không phải của chính hãng. Từ khi thành lập, Russian Helicopters luôn chú trọng đến công tác quản lý chất lượng bảo trì, hạn chế tối đa việc thay thế bằng phụ tùng của các hãng khác.

Trực thăng Nga được thiết kế đơn giản nên dễ vận hành, sửa chữa, kể cả trong điều kiện dã chiến, đồng thời không đòi hỏi đội ngũ nhân viên kỹ thuật phải có trình độ thật cao.

Hiện nay, các loại trực thăng vận tải mà Mỹ trang bị cho Quân đội Afghanistan sử dụng trên chiến trường đều là của Nga (Mi-8/17). Bộ Quốc phòng Mỹ buộc phải đưa ra quyết định khó khăn này là vì chỉ có trực thăng Nga mới có khả năng thích ứng với điều kiện sân bãi, địa hình nhiều núi cao, khí hậu nóng, bụi, bão cát… tại đây. Giá cả cũng là một ưu thế của trực thăng Nga.


Tổng biên tập báo Đất Việt Vũ Hữu Nghị trao quà kỷ niệm cho ông Igor Savichev. Ảnh: Kim Anh


- Ông có thể chia sẻ một chút bản thân mình, làm việc trong lĩnh vực này, chắc hẳn ông từng là phi công?

- Đúng vậy, tôi từng là phi công quân sự. Đây là mơ ước của tôi từ nhỏ, khi lớn lên tôi đăng kí vào học trong trường đào tạo phi công lái máy bay tiêm kích nhưng bị loại do thừa 2cm chiều cao. Sau đó, tôi vào học trong trường đào tạo lái máy bay ở Tambov học lái máy bay ném bom.

Khi còn trong quân ngũ, tôi làm phi công sau đó chuyển qua làm thanh tra không quân, thường kiểm tra máy bay trang bị cho các đơn vị trong Quân đội Nga. Do đặc thù công việc nên tôi đã lái 9 loại máy bay khác nhau. Trong đó, có MiG-29, Su-27, máy bay ném bom hạng trung Tu-22, máy bay ném bom chiến lược Tu-160... Sau khi phục vụ quân đội, tôi được nghỉ hưu. Thấy mình vẫn còn trẻ nên tôi quyết định làm việc tại Russian Helicopters.

- Cảm ơn ông vì đã dành thời gian tới thăm và trả lời phỏng vấn của báo Đất Việt. Xin chúc ông cùng công ty đạt được nhiều thành tựu ở đất nước chúng tôi!

Theo baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.

Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).

Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.

Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.

Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.

Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.

Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.

Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru