Vietnews.ru
Người Việt

Linda Trương: Nàng "công chúa" Việt kiều... đốt tiền tỉ vì t

05/03/2015 (Đọc 8 phút)

Xem thêm:

Linda Trương: Nàng "công chúa" Việt kiều... đốt tiền tỉ vì trót yêu

Linda Trương: Nàng "công chúa" Việt kiều... đốt tiền tỉ vì t

Dẫu không có chế độ đãi ngộ và phải bỏ rất nhiều tiền cho chuyện tham dự thi đấu, song “công chúa” Linda Trương vẫn miệt mài cống hiến cho nền thể dục nghệ thuật của quê hương Việt Nam

Mỗi năm bỏ ra cả mấy trăm triệu về nước chỉ để tham dự giải VĐQG hay dự các giải quốc tế dưới màu áo ĐTVN, thiếu nữ Việt Kiều xinh đẹp tại Ukraine Linda Trương thực sự là một tuyển thủ độc nhất vô nhị của TTVN, với một tình yêu vô điều kiện và gần như… đơn phương.

Rải tiền như mưa vì đam mê

Giải VĐQG thể dục nghệ thuật 2014 mới đây đã là năm thứ 8 liên tiếp, Linda Trương được gia đình đưa về nước dự tranh trong sự nể phục, cảm kích, xen lẫn kinh ngạc ngay từ giới chuyên môn. Đơn giản vì mỗi lần, gia đình đều phải tự lo toàn bộ chi phí di chuyển, ăn ở cho cô, chưa kể còn thêm bố hay mẹ theo cùng rồi có khi còn mời HLV sang luôn.

Tốn kém mấy trăm triệu đồng, ngang với một chuyến du đấu quốc tế, trong khi giải tại VN thực chất chỉ giống như một cuộc kiểm tra bình thường ở một trường học tại Ukraine - mảnh đất của thể dục nghệ thuật - nơi Linda Trương định cư với lèo tèo 13 VĐV tham dự, tính cạnh tranh và chất lượng cực thấp.

Thực tế, chỉ cần thể hiện như trong một buổi tập nhẹ nhàng, tuyển thủ Việt kiều này cũng đã vượt quá xa các đối thủ, theo kiểu lấy bao nhiêu HCV cũng được. Thậm chí, cô còn “tế nhị” bỏ qua từ 1 đến 2 trong số 5 nội dung để… nhường lại cho các bạn.

Nhiều người bảo, Linda Trương đang làm việc của một VĐV “hâm tỷ độ” vì chẳng có bất cứ thu hoạch gì, kể cả tính chất cọ xát thuần túy. Một số khác còn ác ý cho rằng đó chẳng qua là một lần về thăm quê, tiện thể đấu giải luôn.

Tuy nhiên, ai đã từng gặp cô và người nhà sẽ hiểu rõ, với việc bỏ ra mấy trăm triệu cho một giải phần nào đó “vô nghĩa”, cô không nhắm đến mục tiêu chuyên môn, thành tích mà gốc rễ sâu xa của nó là một tình yêu đặc biệt với quê hương, với thể dục nghệ thuật Việt Nam. Cả quá trình ròng rã 8 năm, tốn kém tới vài tỷ đã quá đủ chứng minh nhiều điều.

Nữ tuyển thủ "hai không"

Tình yêu đó của Linda Trương có gì đó đúng nghĩa vô điều kiện và… đơn phương một cách lạ lùng. Sau khi về nước dự giải lần đầu vào 2006, được sự ủng hộ tuyệt đối của gia đình, cô “công chúa nhỏ” khi ấy mới 10 tuổi đã quyết định luôn đăng ký tham dự các giải đấu quốc tế với tư cách một đại diện của Việt Nam. Càng đáng nể hơn bởi Nhật Linh đã làm việc đó hoàn toàn tự nhiên không cần, mà chính xác hơn không có bất cứ đề nghị nào từ giới chức thể dục trong nước.

Đến nay, Linda Trương đã thi đấu ở 15 giải quốc tế, giành cả chục huy chương các loại với tư cách tuyển thủ quốc gia Việt Nam. Trong đó, riêng giải Hungary mở rộng 2012, cô đã đoạt tới 1 HCV, 3 HCB.



Và đó là lần đầu tiên, lá cờ đỏ sao vàng tung bay, tên Việt Nam, được xướng lên trên đỉnh cao nhất tại một đấu trường thể dục nghệ thuật quốc tế. Nó càng trở nên vô cùng ý nghĩa bởi từ 2005, Việt Nam đã không cử ĐTQG tham gia giải nào, vì lực lượng quá mỏng yếu, kinh phí thiếu.

Trên danh nghĩa là ngôi sao thể dục nghệ thuật số 1, song Linda Trương lại là tuyển thủ duy nhất của TTVN không có quyết định, không được tập huấn và không nhận bất cứ một khoản lương thưởng nào.

Trong số những người đã giành huy chương quốc tế, chưa kể lại có vai trò và đóng góp độc đáo như thế, cũng chỉ mỗi cô chưa từng nhận được một tấm bằng khen nào của ngành thể thao. Thế nhưng, với Linda Trương và gia đình, điều đó chẳng có gì phải băn khoăn và câu nệ cả.

Muốn về Việt Nam làm HLV

Khẳng định mình sẽ còn trở lại dự tranh nhiều giải VĐQG nữa, cũng như tiếp tục đại diện cho VN tại các giải quốc tế, Linda Trương còn gây sốc cho làng thể dục Việt Nam và chính gia đình mình khi bày tỏ ý định muốn về nước để làm HLV.

Bố của cô, ông Trương Văn Hùng - một doanh nhân có tiếng trong cộng đồng người Việt tại Ukraine - cho biết đó là một suy nghĩ nghiêm túc mà cô con gái rượu đã nhiều lần đề cập, chứ không phải phát biểu bột phát nhất thời. Cả nhà cũng chưa biết tính toán như thế nào, bởi thực tâm đều muốn sau này Linda Trương theo nghề kinh doanh của bố, hay tiếp bước anh trai cả đang làm giảng viên trường Đại học Cambridge của Anh.



Bản thân cô cũng đang học Đại học ở một chuyên ngành không phải thể thao. Mọi việc sẽ còn phải căn cứ vào sự phát triển của Linda Trương nếu làm HLV trong nước song ông Hùng khẳng định sẽ tôn trọng, tạo điều kiện tối đa cho nguyện vọng của con gái miễn là có sự phù hợp và triển vọng cả về cuộc sống lẫn sự nghiệp.

Linda Trương đang giữ sứ mệnh của “người Mohican cuối cùng” cho thể dục nghệ thuật Việt Nam trên các đấu trường quốc tế bằng một tình yêu vô điều kiện và đơn phương. Có nghĩa là, môn này hoàn toàn có thể đặt hy vọng chị sẽ trở thành một “cứu tinh” với một tư cách khác trong tương lai: một HLV.

“Tranh thủ” học vẫn đỗ 3 trường Đại học
Đẳng cấp của tuyển thủ Linda Trương chắc chắn đã cao hơn rất nhiều nếu như cô không học quá… giỏi. Từ năm 5 tuổi, cô đã theo tập thể dục nghệ thuật tại Học viện chuyên ngành lừng danh của Odessa mà ở đó chương trình học văn hóa chỉ chiếm một tỷ lệ vừa đủ.
Gần như chỉ mang tính tranh thủ, song, cô lại học giỏi toàn diện. Năm 16 tuổi, Linda Trương đã thi đỗ vào tới ba trường Đại học gồm Đại học Tổng hợp Odessa (Ukraine)), Đại học Cornell, Học viện Điện ảnh New-York (Mỹ) và đều có học bổng.

Cuối cùng cô đã chọn học ngay tại Đại học Tổng hợp Odessa cho gần nhà, lại vẫn theo được thể dục nghệ thuật. Cũng chính vì phải song hành cả chương trình học Đại học lẫn tập luyện thi đấu nên sự ưu tiên tập trung cho thể thao của cô không còn được như cũ, ít nhiều bị ảnh hưởng.

Sao 9X lặng lẽ làm từ thiện

Kết thúc giải thể dục nghệ thuật VĐQG 2014, dù lịch trình gấp gáp để trở lại Ukraine ngay nhưng Linda Trương vẫn không quên thực hiện tâm nguyện của mình là lặng lẽ tìm đến trao tặng 10 triệu đồng cho Quỹ “Trái tim cho em” nhằm góp một phần nhỏ trong chiến dịch mổ tim bẩm sinh cho các em nhỏ. Số tiền này được trích ra từ khoản thưởng thành tích của cô. Kể từ 2006, việc làm từ thiện tại quê cha đất mẹ đã luôn là một nếp quen của cô. Linda Trương luôn có một khoản riêng “đúc lợn” để làm từ thiện mỗi khi về nước.

Vài nét về Linda Trương


Sinh 1996 tại TP Odessa (Ukraine), Linda Trương có bố mẹ đều là người Việt gốc Hà Nội sang định cư làm việc. Bố của cô đang là một chủ doanh nghiệp, Phó chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại đây. Tên Việt đầy đủ của cô là Trương Mai Nhật Linh. Linda Trương đã có 13 năm tập luyện thi đấu thể dục nghệ thuật, hiện là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Tổng hợp Odessa. Nói thành thạo tiếng Nga, tiếng Việt và tiếng Anh.

Theo Kênh 14


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Hôm thứ Năm (10/3) vừa rồi, tác giả Quynh Tran (Trần Quỳnh, người Phần Lan gốc Việt) đã giành được Debutant Prize 2022 (giải thưởng “Tiểu thuyết đầu tay”) của nhật báo Boras (Thụy Điển), trị giá 150.000 kronor Thụy Điển (tương đương 14.000 euro và tương đương 350 triệu đồng VN) - cho cuốn tiểu thuyết “Skugga och svalka/ U ám và lạnh lẽo”, được xuất bản vào mùa thu năm ngoái 2021.

Khoảng 800 người Việt từ Ukraine đã sơ tán sang Romania, con số thực tế có thể cao hơn do nhiều người không liên lạc với sứ quán hay các hội nhóm.

Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT khiến nhiều người băn khoăn chuyển tiền qua ngân hàng từ Nga về Việt Nam và ngược lại có khó khăn?

Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, khi xứ Đông Dương xa xôi vẫn còn là thuộc địa Pháp, những người Việt Nam đầu tiên đã đến với nước Nga Xô Viết, vào nhập học tại Trường Đại học Cộng sản dành cho những người lao động phương Đông (KUTV).

Nhờ những nỗ lực suốt 12 năm qua, Ninh Đức Hoàng Long được bầu chọn vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam và được Tổng thống Hungary đặc cách cấp quốc tịch.

Tyler Nguyen, cậu bé gốc Việt 11 tuổi đến từ Herndon, Virginia (Mỹ), đã trở thành ứng viên nhỏ tuổi nhất tham gia thi đấu cùng những người trưởng thành trong chương trình truyền hình BattleBots nổi tiếng nước Mỹ.

Ca sĩ Đoan Trường nhớ lần đầu đặt chân tới xứ bạch dương 33 năm trước và những kỷ niệm trong 8 năm sống ở Nga.

“Bà Liên Xô” là tên gọi mà bạn bè, đồng nghiệp dành cho PGS, TSKH Nguyễn Tuyết Minh, người đã trải qua 80 mùa xuân của cuộc đời nhưng có tới 65 năm dành để học tập, giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành Nga học.

Tiến sĩ Ngô Như Bình chia sẻ về cơ duyên đến với Đại học Harvard và hành trình gần 30 năm đưa tiếng Việt, văn hóa Việt vào giảng dạy tại đại học danh giá hàng đầu thế giới.

"Tôi chỉ mong muốn đại dịch chấm dứt để việc đầu tiên là tôi được cởi bỏ khẩu trang, để hít thở không khí," bà Nguyễn Thuý Dung, nhân viên làm việc tại một khách sạn của Berlin, chia sẻ với BBC, "và đi du lịch trở lại như ngày xưa."

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru