Vietnews.ru
Cộng đồng - Người Việt

Người Việt ở Berlin: 'Tôi mong sớm hết đại dịch Covid-19 vì...'

20/05/2020 (Đọc 5 phút)


Berlin đang từng bước trở lại với nhịp sống thường ngày từ giữa tháng 5/2020, khi các biện pháp phong toả bắt đầu được nới lỏng sau gần hai tháng áp dụng nghiêm ngặt.

"Tôi chỉ mong muốn đại dịch chấm dứt để việc đầu tiên là tôi được cởi bỏ khẩu trang, để hít thở không khí," bà Nguyễn Thuý Dung, nhân viên làm việc tại một khách sạn của Berlin, chia sẻ với BBC, "và đi du lịch trở lại như ngày xưa."

"Là được chào đón khách hàng," bà Trần Thị Thu Hoàn, chủ nhà hàng Hoàn Kiếm nở nụ cười rạng rỡ, "vì rất rất nhớ khách hàng rồi."

"Đã hai tháng rồi, thật lâu. Tôi chỉ mong dịch bệnh nhanh qua đi để tôi có thể trò chuyện với khách hàng nhiều hơn," người chủ quán nói thêm.

Hai tháng làm thay đổi cuộc sống

Là một trong những nước châu Âu đóng cửa biên giới và áp lệnh phong toả chậm nhất, nhưng Đức lại là quốc gia cho đến nay được đánh giá là đã phòng chống dịch Covid-19 rất hiệu quả.

Thời gian hai tháng 'ngồi nhà' đã làm thay đổi cuộc sống thường nhật của hầu như tất cả mọi người.

Với một số người, đó là cơ hội để được thử làm những điều trước đây chưa có thời gian để làm.

"Lúc còn đi làm thì tôi rất bận rộn, thì nay tôi đã có thể nghiên cứu những lĩnh vực mới, thử nghiệm những thứ mới trong nghề nghiệp của mình," ông Lê Mạnh Hùng, một thầy giáo dạy nhạc và là một nhà báo tự do ở Berlin, nói. "Tôi có thời gian nhiều hơn để đọc sách."

Một số người khác lại coi đây là cơ hội để báo đáp quê hương thứ hai nhưng đã trở nên vô cùng gắn bó của mình.

BBC
Image captionBà Nguyễn Thúy Dung "mong hết dịch bệnh để được bỏ khẩu trang, hít thở không khí"

Bà Dung cho biết sau khi khách sạn nơi bà làm việc phải tạm đóng cửa do dịch Covid-19, bà đã đăng ký làm phụ việc cho một bệnh viện.

"Mặc dù rất lo sợ vì bệnh viện là môi trường dễ tiếp xúc với bệnh, nhưng tôi nghĩ đây là phần đóng góp của mình," bà nói. "Mình đóng góp cho nước Đức, trả ơn nước Đức."

Tổn thương tâm lý

Cũng giống như ở bất kỳ thành phố lớn nào khác trên thế giới, những thay đổi lớn lao không ai ngờ trong đại dịch đã tác động trực tiếp đến cuộc sống, nếp sinh hoạt, thậm chí sức khỏe tâm thần của nhiều người.

Với ông Hùng, đó là việc vợ chồng ông không được gặp gỡ, chơi đùa với đứa cháu ngoại mới hơn hai tuổi vốn luôn quấn quýt ông bà. Và đau lòng hơn, đó là việc ông đã không thể về Việt Nam chịu tang người mẹ yêu thương, qua đời đúng vào lúc cuộc chiến chống đợt bùng phát lần hai dịch bệnh ở Việt Nam đang lên tới đỉnh điểm.

Với những người khác, có những người "gặp vấn đề về tâm lý rất nặng, phải vào bệnh viện để điều trị", ông Hùng kể. "Một số người mắc bệnh trầm cảm, hoặc phát sinh xung khắc trong gia đình."

BBC
Image captionÔng Lê Mạnh Hùng nói thời gian phong tỏa là lúc ông chơi thể thao nhiều hơn, bởi nhà ông may mắn ở ngay cạnh một sân trống

Tuy nhiên, cũng có những người tìm được cách cân bằng cuộc sống, như nấu thử các món ăn chưa từng nấu, chơi thể thao...

Với bà Dung, niềm vui mới của bà là "trồng hoa trong nhà".

Nỗ lo kinh tế

Công việc kinh doanh đình trệ cũng là một chuyện đau đầu nữa trong thời dịch bệnh.

Đóng cửa nghỉ việc thì lo. Tới lúc được mở trở lại, nỗi lo vẫn chưa dứt, bà Hoàn chia sẻ.

"Nhà hàng tới hôm nay [16/5] đã được mở trở lại nếu đạt các quy định về vệ sinh. Ví dụ như bàn ăn phải cách nhau 2m, thực khách ngồi phải cách nhau đủ quy định của nhà nước."

"Tôi rất lo, vì với các điều kiện mà nhà nước yêu cầu là thực khách phải để lại thông tin cá nhân, tôi nghĩ là khách hàng sẽ rất ngại."

BBC
Image captionBerlin ngay lập tức trở nên sống động sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng

"Thêm nữa, khi đi ăn họ thường muốn ngồi cùng nhau để trò chuyện thì nay lại không được phép ngồi gần. Hay là một gia đình thì không được phép đi đông người cùng nhau."

Tương tự như các nền kinh tế lớn Mỹ và Anh, nước Đức có chính sách hỗ trợ kinh tế khá hùng hậu cho các doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh, điều mà bà Hoàn ghi nhận là "sự may mắn" cho những chủ kinh doanh như bà.

"Rất may là chúng tôi đã nhận được gói cứu trợ của nhà nước, là khoản được chi trả luôn cho các khoản như tiền thuê cửa hàng, tiền trả lương cho công nhân tạm nghỉ việc mà chủ lao động chưa thanh toán được tiền cho họ, tiền điện, tiền gas, cứu trợ rất nhiều, rồi cả các loại tiền bảo hiểm cho công nhân nữa."

Với những trải nghiệm đã qua và nhìn tới tương lai, ông Lê Mạnh Hùng nói ông hy vọng đồng thời tin tưởng là nước Đức sau thời kỳ đại dịch "vô cùng khó khăn" này sẽ nhanh chóng "vượt qua khủng hoảng" để mạnh mẽ trở lại.

"Tôi cầu mong điều đó, và mong bà con người Việt mình ở đây sẽ nhanh chóng tìm ra đường đi đúng đắn cho mình và sẽ tiếp tục thành công trong thời gian tới."

Theo BBC


Tags: người Việt,Berlin,COVID-19,cộng đồng,
#COVID-19 #người Việt #cộng đồng #Berlin


TIN LIÊN QUAN

Hôm thứ Năm (10/3) vừa rồi, tác giả Quynh Tran (Trần Quỳnh, người Phần Lan gốc Việt) đã giành được Debutant Prize 2022 (giải thưởng “Tiểu thuyết đầu tay”) của nhật báo Boras (Thụy Điển), trị giá 150.000 kronor Thụy Điển (tương đương 14.000 euro và tương đương 350 triệu đồng VN) - cho cuốn tiểu thuyết “Skugga och svalka/ U ám và lạnh lẽo”, được xuất bản vào mùa thu năm ngoái 2021.

Khoảng 800 người Việt từ Ukraine đã sơ tán sang Romania, con số thực tế có thể cao hơn do nhiều người không liên lạc với sứ quán hay các hội nhóm.

Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT khiến nhiều người băn khoăn chuyển tiền qua ngân hàng từ Nga về Việt Nam và ngược lại có khó khăn?

Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, khi xứ Đông Dương xa xôi vẫn còn là thuộc địa Pháp, những người Việt Nam đầu tiên đã đến với nước Nga Xô Viết, vào nhập học tại Trường Đại học Cộng sản dành cho những người lao động phương Đông (KUTV).

Nhờ những nỗ lực suốt 12 năm qua, Ninh Đức Hoàng Long được bầu chọn vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam và được Tổng thống Hungary đặc cách cấp quốc tịch.

Tyler Nguyen, cậu bé gốc Việt 11 tuổi đến từ Herndon, Virginia (Mỹ), đã trở thành ứng viên nhỏ tuổi nhất tham gia thi đấu cùng những người trưởng thành trong chương trình truyền hình BattleBots nổi tiếng nước Mỹ.

Ca sĩ Đoan Trường nhớ lần đầu đặt chân tới xứ bạch dương 33 năm trước và những kỷ niệm trong 8 năm sống ở Nga.

“Bà Liên Xô” là tên gọi mà bạn bè, đồng nghiệp dành cho PGS, TSKH Nguyễn Tuyết Minh, người đã trải qua 80 mùa xuân của cuộc đời nhưng có tới 65 năm dành để học tập, giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành Nga học.

Tiến sĩ Ngô Như Bình chia sẻ về cơ duyên đến với Đại học Harvard và hành trình gần 30 năm đưa tiếng Việt, văn hóa Việt vào giảng dạy tại đại học danh giá hàng đầu thế giới.

"Tôi chỉ mong muốn đại dịch chấm dứt để việc đầu tiên là tôi được cởi bỏ khẩu trang, để hít thở không khí," bà Nguyễn Thuý Dung, nhân viên làm việc tại một khách sạn của Berlin, chia sẻ với BBC, "và đi du lịch trở lại như ngày xưa."

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022