Vietnews.ru
Nhân vật

Bản lĩnh ông Putin: Chúng ta cần Alaska để làm gì?

20/04/2015 (Đọc 12 phút)

Xem thêm:

Cùng nhớ lại những câu trả lời rõ ràng và sâu sắc nhất của Tổng thống Putin tại các cuộc đối thoại trực tuyến trong vòng 4 năm trở lại đây.

Ngày 16/4/2015, tại Trung tâm báo chí, nơi tiến hành các cuộc đối thoại trực tuyến với Tổng thống Nga V. Putin, trước giờ khai mạc các nhân viên trực tại đây đã nhận được hàng triệu câu hỏi đặt ra cho ông và trong đó có rất nhiều câu hỏi và trả lời ấn tượng được phát đi trực tiếp trên sóng truyền hình.

Bản lĩnh ông Putin: Chúng ta cần Alaska để làm gì?
Ảnh: Maxim Kites/Reuters

Chúng ta cùng xem lại những câu trả lời rõ ràng và sâu sắc nhất của Tổng thống Putin tại các cuộc đối thoại trực tuyến trong vòng 4 năm trở lại đây.

Bản ghi lại những câu trả lời này là của “Lenta.ru”, xin dịch lại để giới thiệu với bạn đọc.

"Không, tôi không có gì phải xấu hổ!" (Tại cuộc đối thoại trực tuyến năm 2010)

Khi được hỏi về Mikhail Khodorkovsky (nhà tài phiệt Nga bị ngồi tù nhiều năm, mới được ân xá- ND) Putin đã trích dẫn câu nói từ bộ phim "Nơi gặp gỡ không thể thay đổi": "Kẻ trộm thì đương nhiên phải ngồi tù!”.

Thị trưởng Maxcơva Yuri Luzhkov bị cách chức vì lí do gì? Putin mỉm cười: "Cũng có thể do hành vi phi thể thao (của ông ấy) ? Nhưng câu hỏi này không phải dành cho tôi".

Với câu hỏi: Có phải ông là người đã ra lệnh thủ tiêu những kẻ phản bội? Putin nói rõ: “Cơ quan tình báo Nga không sử dụng những biện pháp đó. Tôi xin cam đoan với các bạn rằng những kẻ phản bội sẽ tự phải tiêu vong thôi, bởi vì… Ngay trường hợp phản bội gần đây nhất (chắc nói tới vụ các điệp viên Nga mới bị bắt ở Mỹ-ND), khi chúng (những kẻ phản bộ) bán đứng cả nhóm hoạt động bí mật của ta. Mà toàn là sĩ quan (những người bị bắt-ND), các bạn có hiểu không, toàn là sĩ quan cả! – Ông Putin xúc động trả lời – Một người đang tâm phản bội lại bạn bè, phản bội đồng chí của mình – những con người từng đem cả cuộc đời mình để phụng thờ Tổ quốc.

Sao lại có thể như thế được, họ (những nhân viên tình báo Nga đó) học tiếng nước ngoài và sử dụng thành thạo như mức như tiếng mẹ đẻ để rồi từ bỏ gia đình, chẳng thể trở về chịu tang cả những người ruột thịt! Các bạn thử nghĩ xem! Những người suốt đời cống hiến cho Tổ quốc, thế rồi bỗng nhiên có kẻ táng tận lương tâm phản bội lại họ.

Hắn (kẻ phản bộ đó-ND) sẽ sống ra sao với với quãng đời còn lại?Cái đồ cặn bã đó làm sao còn dám ngẩng đầu lên nhìn mặt con cháu?!”
Khi trả lời câu hỏi “Phe đối lập muốn gì? Ông trả lời “Tiền bạc và quyền lực. Những cơn bão vào những năm 90 đã cuốn phăng đi Berezhovsky (một nhà tài phiệt Nga khác-ND) cùng với nhiều người khác- những người hiện đang ngồi tù như chúng ta vừa mới đề cập, cùng với hàng tỉ đô la.

Bây giờ thì họ đã mất chỗ kiếm chác, họ đã tiêu xài quá trớn và muốn quay về để vơ vét cho đầy túi tham của mình. Nếu như chúng ta để cho họ thực hiện được ý nguyện đó thì họ cũng vẫn chẳng thể thỏa mãn với những tỷ đô la đang có trong tay và sẽ sẵn sàng bán đứng cả nước Nga”.

Một trong những câu hỏi cuối cùng đối với Vladimir Putin là: “Ông thấy có điều gì cảm thấy ngượng với chúng tôi không?” ông đã trả lời: “Không, tôi không có gì phải ngượng cả!”. Tuy vậy, ông cũng nói thêm rằng: “Dĩ nhiên, có một số vấn đề lẽ ra phải giải quyết theo cách khác”.


Khi Vladimir Putin giữ chức vụ lãnh đạo Chính phủ, chương trình này được gọi là “Đối thoại cùng Vladimir Putin."

“Hãy lại đây với tớ nào, banderlog!” (Tại cuộc đối thoại năm 2011)

Tôi thấy có một vài người, xin lỗi, đã giương lên cả những phụ tùng tránh thai” Putin đã nói như vậy khi nhìn thấy trong khán phòng có những người giơ dải băng trắng lên tỏ ý phản đối (V.Putin-ND).

Nói thực lòng là vào thời gian này tôi đã thử, và cho đến giờ vẫn cố gắng học chơi khúc côn cầu. Tôi chơi (khúc côn cầu-ND) vụng về giống như con bò trượt trên mặt băng nhưng vẫn muốn thể hiện một cái gì đó. Tôi không quá chú ý đến những gì xảy ra xung quanh”, - Ông bình luận về những tin tức trên báo chí nói rằng sau khi có thông báo về kết quả bầu cử vào Duma Quốc gia, nhận thấy có những hành động phản đối trong điện Kremli, (chính quyền Nga-ND) đã tỏ ra lúng túng và buộc phải tiến hành những cuộc họp mật khẩn cấp.

“Dĩ nhiên có những người mang quốc tịch Nga, nhưng lại hành động vì quyền lợi của ngoại bang và vì những đồng ngoại tệ. Chúng tôi cũng sẽ luôn cố gắng tiếp xúc với họ, mặc dù điều đó là vô ích hoặc là không thể - ông Putin biện luận-Trong trường hợp này còn có thể nói gì được nữa? Cuối cùng chỉ có thể nói câu: Lại đây với tớ nào, banderlog! (giống khỉ vô kỷ luật trong tác phẩm “Sách rừng xanh” của nhà văn Anh Kipling (1865-1936) – ý muốn nói là những kẻ không có đủ năng lực làm thay đổi điều gì đó-ND) ! Từ nhỏ tôi đã thích Kipling rồi”.

Ông nhắc lại đôi điều về tiểu sử của Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain, người sau cái chết của nhà lãnh đạo Libya Myammar Kaddaphi đã cho rằng “những tên độc tài trên toàn thế giới”, mà trước hết là Putin đã “bắt đầu lo sợ”:

Ông ta khi tham gia cuộc chiến ở Việt Nam đã bị bắt làm tù binh và phải “ngồi trong một cái hố”. “Trong trường hợp đó thì ai mà chả sợ mái nhà tụt xuống” – Putin kết luận trong tiếng cười vang của cả khán phòng.

Khi được hỏi: Tổ quốc đối với ông là gì? Ông trả lời: “Cũng giống như những người đồng bào khác của chúng ta thôi, Tổ quốc – là cuộc sống của tôi”.


Những người được mời tham gia chương trình truyền hình đang đặt câu hỏi cho Tổng thống Putin. Ảnh: kremlin.ru

"Anh ta là đồ lười biếng, không chịu làm việc" (2013)

Trả lời câu hỏi về lý do tại sao "Bộ trưởng Tài chính được coi là tốt nhất thế giới" A. Kudrin (A.Kudrin cũng là đồng hương với V.Putin và được V.Putin đưa từ Sant-Peterburg đến Matxcova làm việc- nói cách khác là từng chung một ê-kíp với V.Putin- ND) lại không quay lại làm công tác quản lý, Putin mỉm cười trả lời: "Anh ta là đồ lười biếng, không chịu làm việc".

Về phần mình, Kudrin đã tuyên bố tương đối cứng rắn rằng ông sẽ không ra làm việc với tình trạng mà các biện pháp và những cải cách được thực hiện một cách nửa vời. Hệ thống này (theo đề nghị cải cách của A.Kudrin- ND) một khi không khởi động thì nước Nga không thể nào thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, và sẽ không thể đưa ra một chương trình hoạt động rõ ràng- cựu bộ trưởng nhấn mạnh.

V.Putin đã phản đối và cho rằng các biện pháp cứng rắn trong kinh tế do Kudrin chủ trương không thể thực thi mà không đụng chạm (tiêu cực-ND) đến các lĩnh vực xã hội, điều này sẽ gây tổn hại cho người dân Nga. "Chính vì vậy, tôi mới nói rằng A.Kudrin là Bộ trưởng tài chính tốt nhất, nhưng chưa hẳn đã là người tốt nhất trong các vấn đề chính sách xã hội", - Tổng thống V.Putin nói.

"Khi phải đối mặt với những vấn đề như vậy (đối mặt với các hành động khủng bố- ND), tự nhiên tay tôi cứ muốn cầm bút lên để ký vào một văn bản nào đấy để áp dụng lại hình phạt tử hình và đề nghị các đại biểu thông qua hình phạt đó- V.Putin thừa nhận như vậy khi đề cập đến các vụ khủng bố ở Boston (Mỹ) và Belgorod (Nga)-Nhưng trước hết phải trao đổi với các chuyên gia, các nhà tội phạm học đã. Nhưng các chuyên gia cho rằng bản thân các hình phạt cứng rắn cũng không thể giúp chúng ta loại bỏ nó (các hành động khủng bố-ND)".

"Tất cả cái đó là để làm gì, các bạn thử giải thích xem? Không ai có thể giải thích nổi, các bạn biết rồi đó! Không ai có thể nói được cái đó được nặn ra để làm gì"- Putin bình luận về việc Mỹ thông qua "Luật Magnitsky" (Bộ luật được Mỹ thông qua tháng12/2012 nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt cá nhân, cụ thể là cấm nhập cảnh vào Mỹ và đóng băng tài khoản đối với những người bị coi là vi phạm quyền con người tại Nga. Luật này được gọi theo tên của một tù nhân Nga chết trong tù – Xergey Magniski - ND).

"Bà Faina Ivanovna thân mến, bà cần có Alaska để làm gì?" (Tại cuộc đối thoại năm 2014)

"Tất cả chỉ là chuyện vớ vẩn!" - Ông Putin nói về việc một số nước tố cáo sự hiện diện của quân đội Nga ở miền đông Ukraine. Ông nhấn mạnh: “Ở đó khôngcó kể cả lính đặc nhiệm lẫn các chuyên gia”. "Tất cả họ là người địa phương”, - ông nói tiếp. Và bằng chứng tốt nhất để chứng minh cho điều này, nói theo nghĩa đen, là chỉ khi những người này bỏ mặt nạ ra thì mới biết thực sự ai là ai.

Nói về hoạt động của các thế lực thực thi pháp luật Ukraine ở miền Đông, giọng ông trở nên căng thẳng: "Bọn họ (lực lượng chính quyền Kiev) thực sự điên khùng?! Họ điều nào là xe tăng, nào là xe bọc thép rồi súng ống đến đó! Kéo đại bác ra để chống lại ai cơ chứ? Quả là họ quẫn trí mất rồi?!

Nhiều hệ thống tên lửa được khởi động, máy bay chiến đấu thì quần đảo trên trời, Hoàn toàn điên rồ?!".

"Chúng ta rồi sẽ siết cổ hết bọn họ lại, anh sợ cái quái gì?" - Ông hỏi lại trong khi trả lời câu hỏi của biên tập viên tờ “Tin tức trong tuần” Dmitry Kiselev khi người phóng viên này đặt vấn đề là chính sách hiếu chiến của NATO đang gây ra “cảm giác nghẹt thở” (cho Nga).


Phóng viên truyền hình Dmitry Kiselev đặt câu hỏi về chính sách"bóp nghẹt" của NATO. Ảnh: Alexei Nikolsky/RIA Novosti

"Ở đây có một cuộc đấu tranh về quan điểm, nhưng không vì thế mà người ta (chính quyền Nga hiện nay) tóm cổ và tống ai đó vào trong trại giam như là thời kỳ năm 1937 (thời kỳ thanh trừng khốc liệt ở Liên Xô), tất cả những người đã bày tỏ quan điểm của mình (khác với quan điểm của chính quyền-ND) hiện vẫn đang sống khỏe và cứ việc tiến hành công việc của họ"- ông trả lời câu hỏi của Irina Khakamada về "tính khốc liệt trong nội tình" xã hội Nga.

Hơn nữa, Putin cũng lưu ý rằng giới trí thức Nga chưa quen với các cuộc tranh luận, họ cứ nghĩ rằng "họ mới là chân lý cuối cùng". Khi nói về chuyện "một số người mong muốn cho đất nước đi đến thất bại", ông lại nhìn nhận câu chuyện dưới góc độ lịch sử: "Những người Bolshevik trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng cầu mong thất bại.Thế nhưng, rốt cuộc họ dẫn dắt đến một cuộc cách mạng" - người đứng đầu nhà nước nhắc lại.

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận: “Chúng ta không được sa vào những hình thức cực đoan, bôi nhọ người khác vì những chính kiến của họ”.

Cán bộ hưu trí Faina Ivanovna hỏi Tổng thống, liệu Nga có ý định lấy lại Alaska, phần lãnh thổ đã được (Nga Hoàng- ND) bán cho Hoa Kỳ trước đây hay không. "Bà Faina Ivanovna thân mến, chúng ta cần Alaska để làm gì? – Putin hỏi lại.

Nước ta nằm ở phía Bắc, 70% lãnh thổ của chúng ta liên quan đến các khu vực phía Bắc và Cực Bắc. Alaska có phải ở Nam bán cầu đâu? Ở đó cũng lạnh lắm. Thôi, ta không nên nóng giận làm gì, được không ạ?”.

Putin còn nói thêm rằng ông còn biết chuyện một số người ở Nga còn gọi đùa Alaska là "Crimea băng giá" nữa kia (ý muốn lặp lại kịch bản Crimea- ND).

"Tôi mua xe hơi trả góp ở Crimea. Còn phải trả tiền thêm hai năm nữa. Bây giờ ngân hàng đó đã rời khỏi Crimea rồi. Vậy tôi phải làm gì?"- Một người dân trên bán đảo Crimea phàn nàn với Tổng thống, và đã nhận được một lời khuyên hết sức đơn giản của ông: "Bác cứ việc phóng xe vi vu thoải mái đi!”

Về câu hỏi khi nào thì nước Nga sẽ được nhìn thấy Đệ nhất phu nhân mới, Putin trả lời ngắn gọn: “Đầu tiên tôi phải lo cho bà ấy đi lấy chồng đã, sau đó rồi mới nghĩ đến bản thân được”.

Theo http://baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Liên minh cầm quyền ở Đức đã xóa bỏ các đặc quyền của cựu Thủ tướng Gerhard Schröder, hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám sát của Rosneft, do ông này không từ bỏ công việc ở Rosneft.

Nhân vật,

20/05/2022

Trong ảnh là họa sĩ Nga Sergei Nikolaevich Andriyaka, 63 tuổi, người được chính thức ghi nhận là họa sĩ có nhiều tác phẩm được bài trí tại Điện Kremlin, nơi ở và làm việc của đương kim Tổng thống Vladimir Putin.

Nhân vật,

17/05/2022

Việc làm trung gian hòa giải giữa Ukraine và Nga đang giúp tỷ phú Roman Abramovich tránh né các lệnh trừng phạt từ Mỹ, thứ vốn có thể đóng băng hàng tỷ USD tài sản cá nhân của ông.

Nhân vật,

06/05/2022

Không giống như nhiều nhà tài phiệt khác của Nga, tỷ phú này không bị Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt với cáo buộc “có liên quan” đến chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Nhân vật,

05/05/2022

Khoảng 900 người Nga và người nước ngoài gốc Nga đã lọt vào danh sách tỷ phú năm 2022 của Forbes.

Nhân vật,

04/05/2022

Vladimir Medinsky, trợ lý đặc biệt của Tổng thống và là trưởng đoàn đàm phán hòa bình với Ukraine, có thu nhập cao gấp 10 lần ông Putin trong năm 2021.

Nhân vật,

16/04/2022

Chàng trai được ví như Mark Zuckerberg phiên bản Nga này sở hữu nhiều thành tựu công nghệ lớn nhưng phải phiêu bạt khắp nơi, bị đuổi khỏi công ty của chính mình vì từ chối cung cấp dữ liệu người dùng.

Nhân vật,

12/04/2022

Abramovich được cho là cầu nối trong nỗ lực đàm phán giữa Moskva và Kiev và đóng vai trò như một "cánh tay mềm mỏng" hơn của Điện Kremlin.

Nhân vật,

30/03/2022

Theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes, Nga hiện có 2 tỷ phú dưới 40 tuổi là Timur Turlov (34 tuổi) và Pavel Durov (37 tuổi).

Nhân vật,

24/03/2022

Ông Anatoly Chubais được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Tổng thống Nga từ ngày 4/12/2020.

Nhân vật,

23/03/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru