Chân dung giữ vai trò tối quan trọng chấm dứt Chiến Tranh Lạ
Ông Eduard Shevardnadze trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters ở Tbilisi, Gruzia, ngày 24 tháng 11, 2003.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Baker nói rằng cựu Tổng thống Gruzia và cũng là cựu Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô cũ, Eduard Shevardnadze, sẽ được nhớ đến như một người trong những nhân vật đã góp phần mang lại kết thúc hòa bình cho cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho đài VOA, cựu Ngoại trưởng Baker nói rằng di sản chính mà ông Shevardnadze - người vừa qua đời hôm thứ Hai, thọ 86 tuổi - để lại là ông cùng với nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết cũ lúc đó là Mikhail Gorbachev, đã từ chối dùng vũ lực để duy trì đế chế Xô viết.
Ông Shevardnadze đã ủng hộ mạnh mẽ những tư duy mới của ông Gorbachev – được biết đến với ngôn từ mở cửa và cải tổ - bất chấp những lời cảnh cáo đáng sợ của phe Xô-viết chủ trương cứng rắn.
Cựu Ngoại trưởng Baker nói: “Và quý vị phải biết rằng phe cứng rắn ở Liên bang Xô-viết thời đó đã rất rất gay gắt với Shevardnadze, rất gay gắt với Gorbachev, và họ chống lại tất cả những điều đó. Cả hai nhân vật này, theo tôi, đã tỏ cho thấy lòng can đảm về chính trị hiếm có.”
Ông Baker nói giờ đây ông Shevardnadze bị xem nhẹ ở Nga, vì nhiều người tin rằng ông, cùng với ông Gorbachev, đã đem lại sự kết thúc một siêu cường khác duy nhất trên thế giới. Ông Baker cho rằng điều này làm cho sự chuyển đổi rất khó khăn từ một chính phủ độc đoán sang nền dân chủ và thị trường tự do.
Cựu Ngoại trương Mỹ nói nhiều người trên thế giới giờ đây được hưởng những điều tốt đẹp hơn nhờ các chính sách không can thiệp mà 2 nhân vật này đã lập ra, mà sau cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 và sự tan rã của Liên bang Xô-viết 2 năm sau đó.
Ông nói: “Điều này đã đem lại cho hàng triệu người ở Trung Âu và Đông Âu và trong các nước Cộng hòa của Liên bang Xô-viết cũ trải nghiệm cuộc sống tự do và cơ hội và dân chủ và thị trường tự do, ở nhiều mức độ khác nhau, tất nhiên, trong mỗi một nước cộng hòa, và tôi nghĩ đó quả thực là một di sản. Và tôi hoàn toàn tin rằng lịch sử sẽ xử sự với cả hai người này thật tốt đẹp.”
Xét về những sự kiện xảy ra trong 25 năm qua từ sau sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết, nhất là vụ khủng hoảng ở Ukraine, cựu Ngoại trưởng Baker nói Hoa Kỳ có lẽ đã bỏ lỡ cơ hội giúp đưa Nga gia nhập khối NATO (Liên minh Bắc Đại tây dương).
Ông Baker nói: “Tôi tin rằng có một cơ hộ, có lẽ là vào năm 1993 hay 1994… và thậm chí tôi đã viết một bài về hiệu quả đó trên trang diễn đàn của tờ The New York Times, trong bài tôi nói rằng nếu Nga thật lòng đi theo con đường dân chủ và thị trường tự do, thì nên có một vị trí cho Nga trong liên minh NATO vì vào thời điểm đó nó có tính cách là một liên minh chính trị hơn là một liên minh an ninh. Tôi lấy làm tiếc rằng điều đó đã không được thực hiện và tôi nghĩ có lẽ đó là một cơ hội bị bỏ lỡ.”
Mặc dù ông Shevardnadze vẫn là một nhân vật quan trọng trên chính trường thế giới ông lại bị xem là một nhà lãnh đạo gây chia rẽ ở quê hương mình, nơi mà chính phủ bị vướng trong tình trạng tham nhũng và ông đã buộc phải từ chức tổng thống năm 2003.
Ông Baker nói rằng điều này không hề làm giảm vai trò có tối quan trọng của ông Shevardnadze trong việc kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh. Ông Baker nói rằng ông xem trọng nhân vật một thời là người đồng nhiệm của ông.
Ông nói: “Chúng tôi khởi đầu như những đối thủ, và kết thúc như những người bạn … vào lúc chúng tôi chấm dứt mối tương quan đó, nó đã trở nên không còn là sự đối đầu, mà là sự hợp tác.”
Cựu Ngoại trưởng Baker nói rằng thế giới nợ ông Eduard Shevardnadze món nợ về lòng biết ơn.
Phái đoàn Mỹ do ông Baker là trưởng đoàn đã dự tang lễ của ông Shevardnadze ở Tbilisi vào Chủ nhật, 13/7.
Theo http://bizlive.vn
TIN LIÊN QUAN
Trong ảnh là họa sĩ Nga Sergei Nikolaevich Andriyaka, 63 tuổi, người được chính thức ghi nhận là họa sĩ có nhiều tác phẩm được bài trí tại Điện Kremlin, nơi ở và làm việc của đương kim Tổng thống Vladimir Putin.
17/05/2022
Việc làm trung gian hòa giải giữa Ukraine và Nga đang giúp tỷ phú Roman Abramovich tránh né các lệnh trừng phạt từ Mỹ, thứ vốn có thể đóng băng hàng tỷ USD tài sản cá nhân của ông.
06/05/2022
Không giống như nhiều nhà tài phiệt khác của Nga, tỷ phú này không bị Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt với cáo buộc “có liên quan” đến chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.
05/05/2022
Khoảng 900 người Nga và người nước ngoài gốc Nga đã lọt vào danh sách tỷ phú năm 2022 của Forbes.
04/05/2022
Vladimir Medinsky, trợ lý đặc biệt của Tổng thống và là trưởng đoàn đàm phán hòa bình với Ukraine, có thu nhập cao gấp 10 lần ông Putin trong năm 2021.
16/04/2022
Chàng trai được ví như Mark Zuckerberg phiên bản Nga này sở hữu nhiều thành tựu công nghệ lớn nhưng phải phiêu bạt khắp nơi, bị đuổi khỏi công ty của chính mình vì từ chối cung cấp dữ liệu người dùng.
12/04/2022
Abramovich được cho là cầu nối trong nỗ lực đàm phán giữa Moskva và Kiev và đóng vai trò như một "cánh tay mềm mỏng" hơn của Điện Kremlin.
30/03/2022
Theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes, Nga hiện có 2 tỷ phú dưới 40 tuổi là Timur Turlov (34 tuổi) và Pavel Durov (37 tuổi).
24/03/2022
Ông Anatoly Chubais được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Tổng thống Nga từ ngày 4/12/2020.
23/03/2022
Tỷ phú Roman Abramovich đã thông báo từ bỏ quyền quản lý câu lạc bộ Chelsea. Nhưng động thái này chẳng qua như chiêu “rút củi đáy nồi” của nhà tài phiệt Nga vốn lọc lõi trên thương trường và cả chính trường.
18/03/2022