Đầu tư tiền ảo mô hình đa cấp - vụ lừa đảo tài chính lớn nhất hơn 20 năm qua tại Nga
Một cuộc thăm dò tiết lộ, hàng nghìn nhà đầu tư tiền ảo đã bị công ty Nga Finiko lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trung bình mỗi người khoảng 10.000 USD.
Theo Bitcoin News, các nhà đầu tư tiền ảo bị lừa gửi tiền vào chương trình đầu tư theo mô hình đa cấp (Ponzi) của công ty Finiko có trụ sở tại Nga. Hầu như mọi người tham gia đều gửi trung bình khoảng 720.000 rup, tương đương 10.000 USD (hơn 200 triệu đồng), kết quả một cuộc khảo sát do tổ chức phi lợi nhuận thực hiện ghi nhận.
Hàng nghìn người bị lừa đảo theo hình thức đầu tư tiền ảo đa cấp
Các cơ quan chức năng của Nga vẫn đang cố gắng để nắm bắt quy mô, mức độ nghiêm trọng của vụ lừa đảo tài chính lớn nhất nước này từ năm 1990 đến nay - khi mô hình đa cấp MMM khét tiếng gây ra phi vụ lừa đảo nghiêm trọng.
Trong khi báo cáo chính thức về vụ lừa của Finiko là khoảng 1 tỷ rup (gần 14 triệu USD) thì có những ước tính cho thấy tổng số có khả năng vượt quá 4 tỷ USD. Theo Chainalysis, mô hình đa cấp này đã nhận được hơn 1,5 tỷ USD đầu tư bitcoin trong vòng chưa đầy 2 năm.
Công dân của Nga, Ukraine và các quốc gia khác trong không gian thuộc Liên Xô cũ, các nước thành viên EU và Mỹ là những người đã gửi 800.000 khoản tiền gửi riêng cho Finiko. Cho đến nay, khoảng 3.300 nạn nhân đã được xác định danh tính, nhưng con số thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.
Do quy mô của vụ gian lận, Bộ Nội vụ Nga ở Moscow đã tiếp nhận cuộc điều tra từ cơ quan thực thi pháp luật ở Tatarstan - trụ sở của Finiko. Hiện tại, một số thành viên chủ chốt của công ty đã bị bắt giữ.
Trước đó, truyền thông địa phương đưa tin khoảng 200 nhà đầu tư tiền ảo bị lừa đảo đã nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Liên bang Bảo vệ Quyền lợi của Nhà đầu tư và Cổ đông, một tổ chức phi lợi nhuận công cộng ở Nga.
Ông Marat Safiulin, người đứng đầu quỹ nói với cổng tin tức kinh doanh Ufatime.ru rằng 154 người trong số họ đã được thăm dò ý kiến qua điện thoại về các khoản đầu tư của mình.
Dựa trên phản hồi cụ thể, tổ chức đã xác định rằng thiệt hại tài chính trung bình cho mỗi nhà đầu tư lên tới 724.000 rup Nga (hơn 10.000 USD). Khoảng 22% các nhà đầu tư mất hơn 1 triệu rúp (gần 14.000 USD) và 73% người khác đã gửi cho Finiko ít nhất 300.000 rúp mỗi người (hơn 4.000 USD). Hơn một nửa số nạn nhân được khảo sát cho biết họ đã vay nợ để đầu tư vào mô hình đầu tư tiền ảo đa cấp.
Công ty Finiko thực chất chưa bao giờ được hợp nhất với tư cách là một pháp nhân, đã tự quảng cáo là một “hệ thống tạo ra lợi nhuận tự động”. Kim tự tháp đa cấp đang cung cấp cho mọi người lợi nhuận hấp dẫn nếu họ gửi tiền và lôi kéo được những người khác cùng “đầu tư”.
Công ty lừa đảo này cũng hứa hẹn sẽ chi cho các khoản đầu tư tiền ảo và chia sẻ lợi nhuận với những người gửi tiền. Các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi lời hứa nhận lợi nhuận nhanh chóng với tỷ lệ cao ngất ngưởng lên tới 30% để trả nợ, mua xe hơi hoặc tài sản với giá chiết khấu hay rút tiền mặt ngay khi họ cần.
Các văn phòng của Finiko ở thủ phủ của Tatarstan, thành phố Kazan được khám xét lần đầu tiên vào tháng 12/2020. Các hoạt động của công ty đã được Ngân hàng Trung ương Nga chỉ định là có dấu hiệu của một kế hoạch lừa đảo đa cấp từ tháng 6 năm nay. Mặc dù vậy, trò lừa đảo vẫn tiếp tục thu hút các nhà đầu tư mới.
Kế hoạch lừa đảo đầu tư tiền ảo này đã ngừng thanh toán vào tháng 7 và cuối cùng đã sụp đổ. Các nhà chức trách ở Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga cho đến nay đã bắt giữ một số giám đốc điều hành cấp cao của Finiko, bao gồm người sáng lập Kirill Doronin, hai trong số các phó tổng thống của nó là Ilgiz Shakirov và Dina Gabdullina.
Lệnh truy nã quốc tế đã được ban hành đối với 3 cộng sự của Doronin là Zygmunt Zygmuntovich, Marat và Edward Sabirov. Những kẻ này đã tìm cách rời Liên bang Nga trước khi cuộc điều tra được tiến hành chính thức.
Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết
#lừa đảo #đa cấp
TIN LIÊN QUAN
Hãng thông tấn Interfax đưa tin tòa án Nga đã phạt Google 21,8 tỉ rúp (tương đương 387 triệu USD) do liên tục không gỡ bỏ các nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.
18/07/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.
14/07/2022
Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.
12/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
06/07/2022
Luật mới tạo ra một cơ sở pháp lý cho Moskva đáp trả hãng truyền thông của bất cứ quốc gia nào hạn chế hoạt động của nhà báo Nga.
30/06/2022
Từ tháng 8/2021, Google bị phạt 3 triệu ruble vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng tại Nga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục vi phạm này và tiếp tục bị phạt thêm 15 triệu ruble (260.000 USD).
16/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.
12/06/2022
Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.
07/06/2022
Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt, nhằm đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho người dân ở 2 thành phố Ukraine là Kherson và Zaporozhye (hay Zaporizhia).
25/05/2022
Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn độ tuổi với công dân nhập ngũ ngày 25-5, dấu hiệu cho thấy Matxcơva có thể đang tìm cách tuyển thêm quân cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
25/05/2022