Nga thông qua luật rút khỏi Tòa án Nhân quyền châu Âu
Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.
Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) hôm nay thông qua dự luật loại bỏ quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) đối với Nga. Dự luật thứ hai được cơ quan này thông qua quy định 15/3 là ngày Nga đoạn tuyệt với ECHR và mọi phán quyết chống lại Nga sau thời điểm này sẽ không được thực thi.
Vào ngày 15/3, Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu tuyên bố trục xuất Nga khỏi cơ quan này như động thái đáp trả lại chiến dịch quân sự mà Nga ở Ukraine từ hôm 24/2. ECHR là một bộ phận của Hội đồng châu Âu.
Đáp lại, Nga ngày 16/3 tuyên bố tự rời khỏi Hội đồng châu Âu, với lý do các nước phương Tây đã phá hoại cơ quan giám sát nhân quyền châu Âu. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho hay việc Moskva rời tổ chức này mang tới cơ hội khôi phục án tử hình, điều bị cấm theo quy định của Hội đồng châu Âu.
Với động thái rút khỏi ECHR, Nga sẽ không còn bị điều chỉnh bởi Công ước châu Âu về nhân quyền, còn người Nga cũng không thể khiếu nại lên Tòa án Nhân quyền châu Âu.
Hội đồng châu Âu thành lập năm 1949. Nga gia nhập năm 1996 và là quốc gia thứ hai rời khỏi cơ quan này. Hy Lạp từng làm điều tương tự năm 1969 để tránh bị trục xuất sau khi một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành đảo chính. Hy Lạp gia nhập lại Hội đồng châu Âu sau khi khôi phục nền dân chủ sau 5 năm.
Kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đã hứng chịu loạt biện pháp trừng phạt chưa từng thấy từ phương Tây cũng như sức ép cô lập ngày càng lớn. Moskva hồi tháng 5 tuyên bố rút khỏi Hội đồng các quốc gia Biển Baltic, cáo buộc tổ chức này đang trở thành "công cụ của chính sách chống Nga".
Phó chủ tịch Duma Quốc gia Nga Pyotr Tolstoy hôm 17/5 cho hay nước này cũng đang xem xét khả năng rời khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo: VnExpress
https://vnexpress.net/nga-thong-qua-luat-rut-khoi-toa-an-nhan-quyen-chau-au-4473343.htmlTIN LIÊN QUAN
Hãng thông tấn Interfax đưa tin tòa án Nga đã phạt Google 21,8 tỉ rúp (tương đương 387 triệu USD) do liên tục không gỡ bỏ các nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.
18/07/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.
14/07/2022
Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.
12/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
06/07/2022
Luật mới tạo ra một cơ sở pháp lý cho Moskva đáp trả hãng truyền thông của bất cứ quốc gia nào hạn chế hoạt động của nhà báo Nga.
30/06/2022
Từ tháng 8/2021, Google bị phạt 3 triệu ruble vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng tại Nga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục vi phạm này và tiếp tục bị phạt thêm 15 triệu ruble (260.000 USD).
16/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.
12/06/2022
Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.
07/06/2022
Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt, nhằm đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho người dân ở 2 thành phố Ukraine là Kherson và Zaporozhye (hay Zaporizhia).
25/05/2022
Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn độ tuổi với công dân nhập ngũ ngày 25-5, dấu hiệu cho thấy Matxcơva có thể đang tìm cách tuyển thêm quân cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
25/05/2022