Liệu tham nhũng ở Nga có giảm trong điều kiện giao tiếp không tiếp xúc với chính quyền?
Việc thiết lập điều kiện cho giao tiếp không tiếp xúc giữa công dân và đại diện chính quyền sẽ giúp giảm tệ nạn hối lộ nhỏ ở Nga, như ông Yuri Zhdanov, người đứng đầu bộ phận Nga của Hiệp hội cảnh sát quốc tế (IPA) nói với Sputnik.
Trước đó, Văn phòng Tổng công tố Liên bang Nga thông báo rằng số vụ phạm tội tham nhũng trong tháng 1 đến tháng 2 năm 2021 đã tăng 11,8% - từ 6,3 nghìn lên 7,1 nghìn, gần một nửa trong số đó có liên quan đến hối lộ, và một phần ba trường hợp có mức hối lộ không quá 10 nghìn rúp (khoảng 3 triệu đồng).
"Sự gia tăng tội tham nhũng do hối lộ nhỏ là một tín hiệu từ cơ quan công tố, vấn đề này cần phải phân tích sâu hơn. Một mặt, đây có thể là sự truy lùng của các quan chức thực thi pháp luật, chạy theo chỉ số của cuộc chiến chống tham nhũng, theo đó đánh giá hiệu quả công việc của họ. Đồng thời, hiệu quả của các hoạt động này đôi khi còn bị nghi ngờ, vì trên thực tế, phân biệt giữa sự cảm tạ và hành vi hối lộ, mà thông thường, nghiêng về xu hướng hối lộ, tuy nhiên việc đánh giá như vậy không phải lúc nào cũng khách quan. Mặt khác, đây là một tín hiệu cho các nhà lập pháp về sự cần thiết không tội phạm hóa hành vi hối lộ nhỏ", - Zhdanov nói.
Theo ông, để chống lại tệ nạn “hối lộ thường”, hối lộ nhỏ, trước hết cần phải tháo gỡ những trở ngại khiến chúng có thể thực hiện được.
"Thông thường, một khoản hối lộ nhỏ là kết quả của quy định không đúng đắn hoặc công tác quản lý chưa hoàn thiện. Giải pháp chính là giao tiếp không tiếp xúc giữa người dân và đại diện chính quyền. Ví dụ, khi camera trên đường thay thế nhân viên cảnh sát giao thông, hối lộ trên đường cao tốc đã giảm đáng kể. Và lượng tiền phạt đã thu được nhiều hơn", - Zhdanov giải thích.
Người đứng đầu IPA Nga cũng lưu ý rằng việc xác định những kẻ nhận hối lộ và tham ô là một yếu tố cần thiết để đảm bảo an ninh kinh tế của đất nước và hoạt động bình thường của kinh tế Nga, nhưng nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là trả lại tài sản bị đánh cắp.
Phát hiện hối lộ càng cao cho thấy mức độ hiểu biết pháp luật của người Nga ngày càng tăng
Trước đó, luật sư Nga Yanis Yuksha nói rằng xã hội Nga trở nên quan tâm và biết bảo vệ quyền lợi của mình hơn, phát hiện những người đưa hối lộ cho nhân viên thực thi pháp luật, điều này đã ảnh hưởng đến việc tội phạm tham nhũng được truy ra ngày càng nhiều.
"Văn phòng công tố nói với chúng tôi rằng hóa ra số lượng hối lộ đã tăng lên trong kỳ báo cáo vừa qua... Tôi không đồng ý với cơ quan quan trọng. Ý tôi là hôm nay họ đã bắt đầu giải quyết vấn đề này một cách nghiêm túc. Và rõ ràng là số lượng tội phạm như vậy bị phát hiện ngày càng tăng. Mọi người dần bắt đầu hiểu rằng luật pháp là phương tiện phổ biến để đạt được những kết quả mong muốn nhất định. Có nghĩa là, nói một cách đơn giản, khi họ bắt đầu bị moi hối lộ, họ sẽ báo với các cơ quan thực thi pháp luật, điều mà trước đây không được quan sát thấy", - Yuksha nói.
Luật sư lưu ý rằng trong những năm gần đây, người Nga đã nâng cao hiểu biết về pháp luật, quan tâm hơn đến hệ thống pháp luật, cách thức hoạt động của hệ thống pháp luật và thường xuyên bảo vệ quyền của mình bằng con đường hợp pháp.
Ngoài ra, theo ông, thông tin liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông về việc bắt giữ người nhận hối lộ ở nhiều cấp độ khác nhau "có ảnh hưởng nghiêm trọng" đến xã hội, người dân ưu tiên chọn con đường hợp pháp để giải quyết vấn đề của họ.
Anton Tsvetkov, chủ tịch phong trào “Nước Nga mạnh mẽ” toàn Nga, nói thêm rằng việc người dân và các tổ chức phi lợi nhuận cùng tương tác sẽ làm tăng hiệu quả của cuộc chiến chống tham nhũng.
"Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần phải tích cực tương tác với công dân và các tổ chức phi chính phủ, những tổ chức này đôi khi cung cấp hỗ trợ đáng kể trong việc xác định các tội phạm như vậy", - người đối thoại với hang thông tấn giải thích.
Theo Sputnik
#tham nhũng
TIN LIÊN QUAN
Hãng thông tấn Interfax đưa tin tòa án Nga đã phạt Google 21,8 tỉ rúp (tương đương 387 triệu USD) do liên tục không gỡ bỏ các nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.
18/07/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.
14/07/2022
Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.
12/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
06/07/2022
Luật mới tạo ra một cơ sở pháp lý cho Moskva đáp trả hãng truyền thông của bất cứ quốc gia nào hạn chế hoạt động của nhà báo Nga.
30/06/2022
Từ tháng 8/2021, Google bị phạt 3 triệu ruble vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng tại Nga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục vi phạm này và tiếp tục bị phạt thêm 15 triệu ruble (260.000 USD).
16/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.
12/06/2022
Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.
07/06/2022
Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt, nhằm đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho người dân ở 2 thành phố Ukraine là Kherson và Zaporozhye (hay Zaporizhia).
25/05/2022
Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn độ tuổi với công dân nhập ngũ ngày 25-5, dấu hiệu cho thấy Matxcơva có thể đang tìm cách tuyển thêm quân cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
25/05/2022