Nga ban hành, sửa đổi nhiều luật để tiệt trừ tham nhũng
Dự luật do chính quyền - tổng thống đề xuất ngày 23.11 này đã được Quốc hội Nga thông qua.
Kể từ đầu năm mới, tất cả quan chức các cấp có trách nhiệm khai báo không chỉ về thu nhập, mà cả về các khoản chi tiêu của họ. Chủ tịch Ủy ban An ninh và phòng chống tham nhũng của Viện Duma quốc gia Irina Yarovaya cho biết: “Ở đây nhóm người bắt buộc phải khai báo là các đại biểu quốc hội, quan chức nhà nước và thành phố trực thuộc Trung ương ở tất cả các cấp, nhân viên thực thi pháp luật, hệ thống tòa án, Ngân hàng trung ương, quỹ hưu trí, tổng công ty nhà nước. Tức là mức độ kiểm soát được thiết lập là rất lớn và liên quan đến rất nhiều chức vụ trên toàn Liên bang Nga.”
Luật mới sẽ xem xét thu nhập trong vòng ba năm qua của tất cả các thành viên gia đình quan chức, bao gồm vợ chồng và con cái vị thành niên. Ba năm, vì thông thường khi mua món hàng lớn người ta phải để dành, tiết kiệm lâu. Và để không có ai nói rằng ông đã tích lũy lâu dài để mua tòa nhà trên bờ biển, một ủy ban đặc biệt sẽ giám sát thu nhập và chi tiêu, ủy ban sẽ xem xét tờ khai trong ba năm qua.
Hậu quả đối với tham nhũng sẽ là rất nghiêm trọng. Bà Irina Yarovaya nói: “Hình phạt tối thiểu nhất do khai báo thông tin không chính xác là bãi nhiệm vì mất lòng tin. Nếu có bằng chứng về hành vi tham nhũng, sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Và mức độ cuối cùng - pháp luật quy định tịch thu sung công quỹ trong trường hợp xác nhận vụ mua bán bất hợp pháp.”
Song song với việc thông qua dự luật "Về kiểm soát thu nhập và chi phí quan chức," sẽ đồng thời thực hiện các sửa đổi trong Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Thuế, Luật Lao động và một số các luật khác của Liên bang Nga. Điều này có nghĩa rằng khung pháp lý cho cuộc chiến chống tham nhũng như một thể thống nhất sẽ được hình thành. Hiện nay, cần phải điều chỉnh việc thực hiện các quy định xã hội quan trọng này.
Ông Viktor Kostromin, Chủ tịch Trung tâm chống tham nhũng trong các cơ quan chính phủ Nga cho biết: “Tham nhũng gây nên tình trạng căng thẳng rất lớn trong xã hội. Mọi người thấy được rằng, một quan chức về nguyên tắc chỉ được nhận một mức lương tương đối nhỏ, thế mà lại sống như thể là Bill Gates. Đương nhiên, điều này gây ra vấn đề lớn. Nếu có cơ chế xác định rõ ràng cho việc thi hành luật này, thì muốn hay không muốn, cơ quan quản lý sẽ tự động làm việc, bất kể có ý chí chính trị hay không. Hệ thống này cần hoạt động như các thiết bị điện tử mà không có sự can thiệp của con người.”
Các chuyên gia ghi nhận rằng quy định luật mới được thông qua thậm chí còn nghiêm ngặt hơn so với phương án được chính quyền đề xuất ban đầu. Đặc biệt, để tránh việc cấp trên che giấu thông tin về các hoạt động bất hợp pháp của cấp dưới, bản sao đơn từ và khiếu nại phải được gửi đến các cơ quan giám sát. Nói cách khác, vụ việc sẽ không mang tính chất khép kín trong nội bộ cơ quan. Và các quan chức sẽ bị bỏ tù mà không có khả năng được hưởng án treo.
Một điểm quan trọng của điều luật sẽ có hiệu lực sau khi được tổng thống phê chuẩn là nó cũng sẽ áp dụng cho các giao dịch được thực hiện trong năm 2012. Theo các nhà lập pháp, những người trung thực chẳng có gì phải lo sợ, còn những người muốn xoá dấu vết thì sẽ không kịp làm điều đó.
Luật thu nhập đã được thông qua trong bối cảnh các vụ bê bối tham nhũng tăng cao, xáo động xã hội Nga những năm gần đây, dẫn đến một số cán bộ lãnh đạo bị bãi chức. Thất thoát do tổ chức "Oboronservis" thuộc Bộ quốc phòng đã khiến cho bộ trưởng bị cách chức. Do sử dụng sai các nguồn kinh phí cho việc chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh APEC, cựu Thứ trưởng Bộ Phát triển khu vực bị bắt giữ. Tham nhũng khi thực hiện dự án GLONASS dẫn đến việc Tổng công trình sư bị sa thải. Cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra khắp nơi trong nước.
Luật về tương quan giữa thu nhập và tiêu pha của các quan chức nhà nước có thể là công cụ hiệu quả trong việc giải quyết tệ tham nhũng, vấn nạn gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế Nga.
TIN LIÊN QUAN
Hãng thông tấn Interfax đưa tin tòa án Nga đã phạt Google 21,8 tỉ rúp (tương đương 387 triệu USD) do liên tục không gỡ bỏ các nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.
18/07/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.
14/07/2022
Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.
12/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
06/07/2022
Luật mới tạo ra một cơ sở pháp lý cho Moskva đáp trả hãng truyền thông của bất cứ quốc gia nào hạn chế hoạt động của nhà báo Nga.
30/06/2022
Từ tháng 8/2021, Google bị phạt 3 triệu ruble vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng tại Nga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục vi phạm này và tiếp tục bị phạt thêm 15 triệu ruble (260.000 USD).
16/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.
12/06/2022
Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.
07/06/2022
Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt, nhằm đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho người dân ở 2 thành phố Ukraine là Kherson và Zaporozhye (hay Zaporizhia).
25/05/2022
Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn độ tuổi với công dân nhập ngũ ngày 25-5, dấu hiệu cho thấy Matxcơva có thể đang tìm cách tuyển thêm quân cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
25/05/2022