Nga xem xét bỏ phiếu lần 2 dự luật về sửa đổi Hiến pháp
Chủ tịch Duma quốc gia Nga Viacheslav Volodin đã tuyên bố như vậy khi nói về kết quả cuộc họp của Hội đồng Duma, diễn ra hôm 17/2. Theo lời của ông Viacheslav Volodin, đến trước ngày 2/3, Duma Quốc gia Nga sẽ tiếp nhận các sửa đổi và song song nghiên cứu, còn từ ngày 2 đến 10/3 vẫn có thêm thời gian để cùng với các chuyên gia, các luật sư thảo luận về các sửa đổi và không loại trừ, ngày 10/3 cơ quan này có thể xem xét dự luật trong lần bỏ phiếu thứ hai. Ông lưu ý rằng, vấn đề này sẽ được thảo luận thêm ở Hội đồng Duma sau khi có những sửa đổi cuối cùng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp với nhóm công tác về sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga.
Trước đó, ngày 23/01 Duma quốc gia Nga đã thống nhất thông qua trong lần bỏ phiếu đầu tiên dự luật được Tổng thống V. Putin đệ trình về sửa đổi Hiến pháp. Văn kiện xem xét trong số đó việc mở rộng quyền hạn của Quốc hội, Tòa án Hiến pháp Nga, cấm các quan chức cấp cao có giấy phép cư trú ở các quốc gia khác, hạn chế số lượng nhiệm kỳ tổng thống, ưu tiên của Luật cơ bản đối với các thỏa thuận quốc tế và tăng cường nghĩa vụ xã hội của nhà nước. Dự luật của Tổng thống cũng xem xét việc tiến hành bỏ phiếu toàn Nga đối với Luật về sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga.
Ngày 14/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc tổ chức bỏ phiếu toàn Nga về sửa đổi Hiến pháp. Theo sắc lệnh, Ủy ban Bầu cử trung ương Nga đã được giao nhiệm vụ tổ chức bỏ phiếu và thực hiện tất cả các hoạt động liên quan. Tổng thống Putin cũng chỉ thị chính phủ cấp ngân sách ít nhất 17,7 tỷ ruble (khoảng 279 triệu USD) cho công tác tổ chức sự kiện này. Thời điểm cụ thể hiện chưa được công bố.
Trước đó, phát biểu tại một trường đại học ở thành phố Cherepovets, phía Bắc thủ đô Moscow, người đứng đầu nước Nga đã giải thích sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp, khẳng định ông không đề xuất sửa đổi Luật cơ bản để kéo dài quyền hạn của mình, mà là để cải thiện hệ thống chính trị của Nga. Theo đó, tất cả những đề xuất ông đưa ra tại thông điệp liên bang ngày 15/01 vừa qua nhằm đảm bảo một hệ thống chính quyền thống nhất, cải thiện hiệu quả và tăng tính cân bằng.
Giới phân tích chính trị Nga phản ứng khá tích cực về vấn đề này. Theo ông Andrei Manoilo, thành viên của hội đồng khoa học tại Hội đồng An ninh Liên bang Nga, giáo sư tại Khoa Khoa học Chính trị- Đại học Quốc gia Moscow, hệ thống quản lý hiện tại của đất nước đã cạn kiệt tiềm năng phát triển. Chuyên gia tin rằng, trong các điều kiện hiện tại, nó chỉ "làm chậm sự di chuyển về phía trước". Ông cho rằng: "các vấn đề tương tự xuất hiện khi có rất nhiều phòng ban, có rất nhiều quan chức, nhưng hầu hết các vấn đề phải được giải quyết trực tiếp bởi chính tổng thống. Do đó, ông Putin bắt đầu cải cách hệ thống quản lý”.
Nhà phân tích chính trị Pavel Danilin thì tin rằng, sự cần thiết phải sửa đổi hiến pháp được quyết định bởi sự thay đổi về tình hình chính trị và kinh tế trong nước. Theo ông, Hiến pháp là một cơ thể sống, và bây giờ nó chỉ đơn giản là thích nghi với thực tế. Chuyên gia Pavel Danilin nhận định rằng, thời gian qua, “các quyền lực siêu tổng thống” đã giúp ông Putin đạt được sự ổn định. Ngày nay, sự thống nhất của đất nước đã được đảm bảo, vì vậy đã đến lúc giao phó một phần quyền lực cho các cơ quan quyền lực đại diện và ở cấp độ khu vực.
Người đứng đầu Viện quốc tế của các quốc gia mới nổi, ông Aleksei Martynov, đã lưu ý đến việc quy định trong Luật cơ bản về lệnh cấm các quan chức cấp cao có giấy phép cư trú nước ngoài và tài sản nước ngoài. Biện pháp này, theo ông Martynov, sẽ làm cho giới tinh hoa Nga có định hướng quốc gia hơn./.
Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Hãng thông tấn Interfax đưa tin tòa án Nga đã phạt Google 21,8 tỉ rúp (tương đương 387 triệu USD) do liên tục không gỡ bỏ các nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.
18/07/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.
14/07/2022
Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.
12/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
06/07/2022
Luật mới tạo ra một cơ sở pháp lý cho Moskva đáp trả hãng truyền thông của bất cứ quốc gia nào hạn chế hoạt động của nhà báo Nga.
30/06/2022
Từ tháng 8/2021, Google bị phạt 3 triệu ruble vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng tại Nga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục vi phạm này và tiếp tục bị phạt thêm 15 triệu ruble (260.000 USD).
16/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.
12/06/2022
Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.
07/06/2022
Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt, nhằm đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho người dân ở 2 thành phố Ukraine là Kherson và Zaporozhye (hay Zaporizhia).
25/05/2022
Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn độ tuổi với công dân nhập ngũ ngày 25-5, dấu hiệu cho thấy Matxcơva có thể đang tìm cách tuyển thêm quân cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
25/05/2022